Những người hái cà phê thuê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời điểm này đã vào vụ mùa thu hoạch rộ cà phê ở Tây Nguyên, những người lao động nghèo từ khắp các địa phương lại nô nức rủ nhau về đây để kiếm thêm thu nhập, họ phải nhanh chân bởi vụ mùa thu hoạch chỉ kéo dài khoảng hơn một tháng. Và ở đó những câu chuyện làm thuê đầy cảm động lẫn tình người được bộc bạch một cách tự nhiên nhất. 
Mùa nhân công khan hiếm
Đã vào giữa mùa thu hoạch cà phê, nhưng bến xe ở Gia Lai và Đak Lak lại nhộn nhịp hẳn lên bởi lượng lao động từ khắp nơi đổ về, mà phần đông là ở miền Trung kéo nhau lên. Hay những chuyến xe khách từ miền xuôi, theo quốc lộ 19, 25, 26 lên Tây Nguyên, đã nườm nượp chở theo từng đoàn người đi tìm việc, mà chủ yếu là đi hái thuê cà phê. Những con đường chạy dọc xã đến các con đường trong thôn, trong xóm và trong các rẫy cà phê lúc nào cũng đông người, các con đường như nhỏ hẹp lại so với ngày thường bởi lượng người và xe cộ qua lại đông đúc hơn hẳn. Mùa này, trong những vườn cà phê ở khắp Tây nguyên lúc nào cũng râm ran tiếng cười nói, rào rạt âm thanh của những quả cà phê rơi xuống bạt, những bàn tay cứ thoăn thoắt trên những chùm quả chín mọng đỏ bừng giữa mùa gió chướng lạnh khô se sắt.
Những nhân công từ nhiều nơi đến Tây Nguyên hái cà phê. Ảnh: Minh Ngọc
Nhân công từ nhiều nơi đến Tây Nguyên hái cà phê. Ảnh: Minh Ngọc
Những người hài cà phê thuê nhiều năm trở lại đây đã gia tăng số lượng đáng kể, mặc dù chưa có một sự thống kê đầy đủ về lượng lao động thời vụ đổ lên Tây nguyên mùa này, nhưng vì tính chất công việc không yêu cầu quá cao nên những người đi hái lần đầu chỉ cần nhìn những người đã từng đi hái cà phê chỉ dẫn một, hai lần là có thể làm được. Chính vì thế lượng nhân công đổ về đây làm việc rất lớn, gia tăng theo hằng năm. Một chủ vườn cà phê ở Ea H’Leo (Đak Lak) cho biết, người hái cà phê thuê phải hái đạt sản lượng là từ một tạ rưỡi đến hai tạ một ngày. Không chỉ hái nhanh và sạch quả trên cành, tránh rơi vãi mà còn hạn chế tối đa việc tuốt nhiều lá xanh hoặc làm gãy cành để cây cà phê không bị kiệt sức ở mùa sau dẫn tới thất thu. Thông thường thì những chủ vườn và người hái cà phê thuê chỉ có sự thoản thuận miệng với nhau, nếu hai bên đáp ứng được yêu cầu của nhau thì làm việc. Khi chủ vườn và người lao động đã tin tưởng nhau thực hiện đúng những điều đã thỏa thuận và có một tình cảm nhất định thì cứ vào vụ thu hoạch cà phê khi chủ vườn điện thoại là người lao động thu xếp công việc gia đình để đi làm. 
Thời gian mấy năm trở lại đây, vì phần một lượng nhân công nhất định cho vụ mùa nên nhiều chủ vườn đã tìm đến người môi giới để thỏa thuận về số lượng lao động cần thuê và giá cả, chính vì thế đã hình thành những chợ lao động tự phát. Tất nhiên vào những lúc cao điểm, bao nhiêu nhân công cũng được sử dụng hết. Người hái cà phê thuê đến địa phương đều với mục đích chính đáng là kiếm thêm thu nhập để phụ giúp gia đình ở quê; họ đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động trong ngày mùa, giúp thu hoạch sản phẩm nhanh, gọn, vì vậy họ được các chủ vườn trân trọng và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi.
Phận làm thuê tứ xứ
Người các nơi về đây hái thuê cà phê có nhiều hoàn cảnh. Có người đã đi hái thuê nhiều năm nên cứ vào vụ thu hoạch khi chủ vườn điện thoại là họ đến làm. Nhưng cũng có những người mới đi làm lần đầu vì vậy họ phải đi theo những người đã từng đi hái thuê. 
Ngoài công việc thu hái cà phê, nhân công còn làm thêm nhiều việc khác như phơi hay xay cà phê. Ảnh: Minh Ngọc
Ngoài công việc thu hái cà phê, nhân công còn làm thêm nhiều việc khác như phơi hay xay cà phê. Ảnh: Minh Ngọc
Bỏ lại những mệt mỏi trên tuyến đường dài trên chuyến xe Bắc-Nam trên quốc lộ 14, chị Phan Thị Thu (quê Hà Tĩnh) cùng nhóm người cùng quê vào xã Đak Mar (huyện Đak Hà, Kon Tum) hái cà phê thuê đã tươi tỉnh trở lại khi nhìn thấy những vườn cà phê chín đỏ, khoe sắc dưới nắng vàng. Chị bảo: “Ở quê lũ lụt, khổ quá! Bọn em vào đây hái cà thuê cho người bà con để kiếm thêm đồng tiền trang trải và lo cho con ăn học!”. Cũng như chị Thu, chẳng ngại ngần kể về cuộc đời làm thuê tứ xứ của mình, chị Trần Thị Thêu (41 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi) kể: Gia đình nghèo khó chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên chị đành khăn gói đi làm thuê ở nhiều nơi. Năm nào cũng vậy, sau khi đi phụ hồ hay làm những công việc khác để kiếm tiền mưu sinh, chừng giữa tháng 11 là chị lại khăn gói lên Chư Sê, Gia Lai để hái cà phê thuê. Chị Thêu cho biết: “Mỗi năm chỉ có một vụ mùa, người ta cần nhân công lắm nên tôi lại lên đây. Không chỉ mình tôi mà còn rất nhiều bà con từ các nơi khác ở Hà Tĩnh, Quảng Nam hay Bình Định cũng lên đây hái cà phê thuê cả!”. Cũng giống như chị Thêu, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình quê ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng lên Tây Nguyên làm thuê đã mấy năm nay. Cứ ăn Tết Nguyên đán xong là anh chị nhờ ông bà nội nuôi con để vào Gia Lai kiếm việc làm, gần đến Tết cổ truyền thì lại trở về quê cùng gia đình. Anh Bình cho biết: “Mấy năm nay thiên tai, rồi mùa màng thất bát nên vợ chồng phải gửi con cái lại quê để lên đây kiếm việc làm, đặng kiếm tiền mà ăn Tết và lo cho mấy đứa con ăn học. Nếu không có những vườn cà phê này, chắc hai vợ chồng phải vào trong Nam đi làm công nhân lương ba cọc ba đồng thôi!”.
Những người hái cà phê thuê này đa phần đều nghèo khó, họ muốn tìm một công việc khả dĩ có thu nhập đủ để nuôi sống gia đình. Nhìn những bàn tay trầy xước rướm máu vì lao động, những đôi bao tay rách tướp và những vết trầy xước trên mặt những người lao động này mới thấy công việc thu hái cà phê cũng chẳng nhẹ nhàng gì. Cứ 3-4 người một bạt kéo lê dưới gốc cà phê để hái, rồi lại gồng mình trút đổ vào những chiếc bao nặng 60-70 kg và vác lên điểm tập kết cách xa cả trăm mét đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe. Tất nhiên với mỗi công việc đều đòi hỏi kỹ năng cần thiết, và phải làm đẹp lòng chủ. Gặp những chủ nhà khó tính, chuyện làm thêm giờ, làm những công việc không liên quan cũng là thường. Nhưng cũng có nhiều trường hợp chủ nhà là người dễ tính, quan tâm tới nhân công. Chị Vũ Thị Thư (38 tuổi, quê Bình Định) đang hái cà phê cho một chủ vườn ở Ia Sao (Gia Lai) cho biết: “Những chủ vườn này cũng đều là nông dân, họ thấu hiểu được nỗi vất vả của người làm nên thương lắm. Tôi đã làm công việc này mấy năm rồi, gặp chủ nào cũng thương cả. Chuyện ăn uống cũng được quan tâm. Mình làm được việc nên có khi hái xong ngoài tiền công chủ vườn còn cho thêm quà cáp, cho cả tiền về xe nữa! Cứ thế, năm sau đến mùa sau là họ lại điện thoại lên hái. Thi thoảng vẫn gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe và gia đình. Cũng thân thiết lắm!”.
Công việc của người đi hái cà phê thuê cũng đầy vất vả nên họ cũng thường được chủ nhà quan tâm tới chuyện ăn uống, Tất nhiên không tính vào tiền công của người làm. Mỗi vụ mùa, chủ vườn có thể thuê tới 10-20 nhân công tùy vào diện tích cần thu hái. Họ chăm lo đến chuyện ăn uống, nghỉ ngơi của người làm để nhân công của mình dồn sức thu hoạch nhanh. Có khi cả chủ và người làm cùng chung một bạt hái, cùng quan tâm nhau về gia đình, về quê hương bản quán và cuộc sống khó khăn hiện tại, có nhiều người làm thuê cũng đã được chủ vườn giữ lại để trông coi vườn cho mình với mức lương vài triệu đồng một tháng, xây nhà cho ở, hay đưa cả vợ con lên để chăm sóc, cùng làm. Ông Đặng Văn Giỡ-một chủ vườn ở Chư Pah (Gia Lai) cho biết: “Tôi cũng đi kinh tế mới vào đây nhiều năm trước nên cũng hiểu cuộc sống khốn khó của những người phải đi tha phương cầu thực, việc giúp đỡ nhau trong công việc, hay quan tâm tới đời sống của nhân công mình cũng là điều bình thường. Mình có đối xử tốt với người làm thì họ mới hết lòng với mình. Tôi cũng chẳng phân biệt chủ tớ gì, và chắc mọi người cũng thế. Tất cả cũng chỉ vì mưu sinh và lo cho gia đình thôi!”.
Thu nhập trung bình của người hái cà phê thuê dao động từ 150 ngàn đồng đến 180 ngàn đồng/người/ngày tùy vào khu vực, nhưng đó là khoản thu nhập đáng kể để những người lao động có được sau những ngày tháng vất vả. Số tiền ấy họ để giành lo cho một cái Tết sắp tới, cho những đứa con ở quê nhà đang chờ manh áo mới, chờ cuốn vở mới, hay những mái nhà nghèo đang tan hoang trong những trận bão vừa qua được lợp lại. Họ cứ cặm cụi làm việc, gom góp số tiền công ấy lại để lo cho gia đình, lo cho con cái. Những giờ nghỉ ngơi, những người lao động lại quây quần bên nhau, hỏi thăm nhau về sức khỏe, về những vết thương vô tình gặp phải trong lúc làm việc, hỏi nhau về gia đình và cùng mơ ước tới một tương lai tốt đẹp hơn. 
Cả nước hiện có trên 500 ngàn ha cà phê thì riêng các tỉnh Tây Nguyên, đã chiếm khoảng 470 ngàn ha (chiếm hơn 90% diện tích cà phê cả nước). Nhiều “vựa” cà phê được nhắc đến ở Tây Nguyên như Krông Pak, Cư M’ga, Krông Puk (Đak Lak), Đak Hà (Kon Tum), Ia Grai, Đak Đoa (Gia Lai), Đak Song (Đak Nông)… Do tình trạng thiếu lao động, nên cứ đến đầu vụ thu hái cà phê, tại các địa phương lại phát sinh một hiện tượng rất phức tạp, là tự phát xuất hiện một “thị trường lao động”. Bên cạnh việc người dân các nơi đến vùng cà phê làm thuê một cách chân chính, có một số người lợi dụng câu kết với nhau tạo đường dây làm ăn bất chính, mà phổ biến là cách lừa đảo. Ngoài ra, còn phát sinh tình trạng trộm cắp và các hiện tượng tiêu cực khác. Ngoài ra, “đến hẹn lại lên”, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thu hái cà phê, dịch vụ “cò” lao động từ những xe ôm, xe khách lại rộ lên.

Minh Ngọc – Ksor Khôi

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.