Nước mắt... hồ tiêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm trước, giá hồ tiêu có lúc lên đến 230.000 đồng/kg, nhiều người dân ở huyện Chư Pưh đổ xô trồng loại cây được cho là “vàng đen” này. Trong số đó, nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng chỉ sau dăm năm. Giờ đây, giá cả xuống thấp cộng với cây hồ tiêu bị bệnh trên diện rộng khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.

Nhà giàu cũng khóc

 

Hồ tiêu giúp nhiều gia đình nhanh chóng làm giàu, nhưng cũng khiến không ít người lao đao.   Ảnh: Đức Thụy
Hồ tiêu giúp nhiều gia đình nhanh chóng làm giàu, nhưng cũng khiến không ít người lao đao. Ảnh: Đức Thụy

Đến thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh), chúng tôi được nghe người dân kể về quá trình làm giàu cũng như suy sụp vì cây hồ tiêu của gia đình bà Lê Thị Vui. Thời vàng son, gia đình bà sở hữu gần chục héc-ta hồ tiêu. Những năm ấy, bà Vui luôn được xếp vào diện nông dân sản xuất giỏi, hễ có chương trình điển hình tiên tiến nào là bà đều được chính quyền nêu tên, các ngân hàng ở địa phương luôn trong tâm thế ân cần trải thảm đỏ.

Ngày ấy, gia đình bà Vui sở hữu 2 căn nhà đắt tiền, con cái có ô tô xịn để đi lại. Vậy mà giờ đây, dù đã bước vào tuổi 60 nhưng bà vẫn hàng ngày đi bán từng bó rau tự trồng trong vườn để mưu sinh. Bà Vui kể: Những năm trước, trồng hồ tiêu dễ lắm. Gia đình bà chỉ trúng vài vụ là đã có tiền tỷ mua đất, cất nhà. Hồ tiêu thì cứ hàng ngày tăng giá, thế là gia đình bà lấy lợi nhuận thu được của năm trước, vay thêm ngân hàng để mua đất xuống trụ, cho đến khi được 20.000 gốc.

Ba năm nay, hồ tiêu bị bệnh chết liên tục, gia đình bà Vui đã đổ vào đấy không biết bao nhiêu là thuốc nhưng vẫn không chữa khỏi. Khi tiền mặt trong nhà không còn thì cũng là lúc từng chiếc bìa đỏ lần lượt “cắm” vào ngân hàng nhưng hồ tiêu vẫn bệnh. Đến khi nợ lên đến con số 4 tỷ đồng thì cũng là lúc 20.000 trụ hồ tiêu chết sạch. Giờ đây, hàng tháng bà phải trả số lãi hơn 30 triệu đồng, trong khi cả gia đình chẳng có bất cứ nguồn thu nào khác. Để trả tiền lãi đến hạn, gia đình bà cực chẳng đã nhổ 12.000 trụ gỗ bán với giá 80.000 đồng/trụ. “Đau đớn lắm chú à, lúc mua là gần 300.000 đồng/trụ, giờ bán tháo không bằng 1/3 số vốn nhưng cũng phải bán chứ biết lấy tiền đâu mà trả lãi ngân hàng”-bà Vui chua xót.

Cũng theo bà Vui, số trụ còn lại là 8.000 trụ xi măng, không ai mua nên vẫn còn trong vườn chứ không thì cũng bán rồi. Bà muốn bán tất cả nhà và đất để trả ngân hàng cho rảnh nợ nhưng khổ nỗi dù treo biển đã lâu nhưng chẳng ai mua. “Tôi đã già rồi, sống chẳng được mấy năm nữa nhưng phải mang số nợ quá lớn nên không thể yên lòng. Mong Nhà nước có chính sách khoanh nợ, giãn nợ để gia đình chuyển đổi cây trồng, có cơ hội trả nợ ngân hàng”-bà Vui mong mỏi.

Cũng như bà Vui, trước đây, bà Hồ Thị Sinh trở thành “đại gia” ở thị trấn Nhơn Hòa nhờ hồ tiêu. Bà Sinh cho biết, sau khi dựng vợ gả chồng và chia đều vườn hồ tiêu cho các con, bà vẫn còn giữ gần 3.800 trụ hồ tiêu để dưỡng già. Ba năm nay, vườn hồ tiêu bị bệnh, bà Sinh đổ vào đó không biết bao nhiêu tiền thuốc nhưng vẫn không hiệu quả. Bà cầm cố nhà đất vay ngân hàng 900 triệu đồng để chữa bệnh cho hồ tiêu nhưng hồ tiêu vẫn chết sạch. Đến hạn trả lãi, không có nguồn nào khác, bà Sinh buộc phải cho nhổ 3.800 trụ gỗ lên bán được 220 triệu đồng. Số tiền trên chỉ trả lãi ngân hàng được một thời gian, giờ sắp đến hạn nữa rồi mà nhà đang túng thiếu chẳng biết xoay đâu ra. Khi chúng tôi hỏi vì sao các con bà không phụ cha mẹ trả nợ, bà Sinh buồn rầu nói: “Cả 4 đứa con cũng đang nợ ngân hàng tổng cộng gần 9 tỷ đồng, có đứa đã bị niêm phong nhà, ai cũng khốn khổ như nhau. Tôi rất lo cho các con, các cháu bởi cái “án” mất nhà đang treo lơ lửng, rồi chuyện học hành, tương lai chẳng biết đi về đâu”.

Ảm đạm một vùng quê

 

Nông dân Chư Pưh hoang mang vì nợ bủa vây.                                                  Ảnh: N.S
Nông dân Chư Pưh hoang mang vì nợ bủa vây. Ảnh: N.S

Hay tin có nhà báo về tìm hiểu sự việc, hơn 20 hộ dân ở các thôn Hòa Thắng, Hòa Bình, Hòa An (thị trấn Nhơn Hòa) tìm đến gửi lời kêu cứu đến các cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ. Trong số này, người nợ ít thì 100 triệu đồng, người nhiều lên đến 4,6 tỷ đồng, tất cả đều đang trong tình trạng không còn khả năng thanh toán thậm chí là tiền lãi. Ai cũng như đang ngồi trên đống lửa, hết sức lo lắng về tương lai.

Vợ chồng chị Lương Thị Bích Phượng trước đây được người dân trong vùng khen ngợi hiền lành, chịu thương chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, họ đã từng bước tạo lập được một cơ ngơi vững vàng nhờ trồng hồ tiêu. Song đáng buồn thay, việc chăm chỉ lao động, không ngừng mở rộng sản xuất lên đến con số 8.000 trụ hồ tiêu đã để lại cho gia đình chị Phượng số nợ ngân hàng 4,6 tỷ đồng. Chị Phượng cho biết, cứ năm nào làm có lãi là vợ chồng lại mua thêm đất để trồng hồ tiêu với hy vọng cuộc sống sau này đỡ cực, 4 đứa con sẽ có tương lai tốt đẹp hơn. Không ngờ, sướng đâu chưa thấy, chỉ sau 3 mùa hồ tiêu bệnh, gia đình phải suốt ngày chạy đôn chạy đáo để đáo nợ ngân hàng. Đến giờ thì gia đình chị Phượng đành bất lực trước món lãi hơn 40 triệu đồng/tháng. Theo người dân ở đây, sau khi dùng hạ sách là nhổ bán hết trụ hồ tiêu, họ đã trồng các loại cây ngắn ngày nhưng thu nhập chẳng thấm vào đâu so với số tiền lãi hàng tháng.

Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh, cho biết: Toàn huyện có hơn 2.800 ha đất trồng hồ tiêu. Từ năm 2014 đến nay, có hơn 300 ha hồ tiêu ở các xã: Ia Blứ, Ia Hla, Ia Hrú và thị trấn Nhơn Hòa… chết hoàn toàn. Trước đây, vì Chư Pưh là đất mới nên trồng hồ tiêu dễ như trồng khoai lang. Giờ đây, đất đã bị ô nhiễm nặng, không thuốc nào có thể trị được dịch bệnh của cây hồ tiêu nên chuyện người dân trắng tay, nợ nần chồng chất là có thật. Theo ông Khánh, người dân luôn cho rằng giá hồ tiêu có thể ổn định mãi mãi nên đã tập trung tiền để mua đất, ồ ạt xuống trụ. Để trồng 1.000 trụ hồ tiêu, nông dân phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng bao gồm cả tiền mua đất. Đó là lúc suôn sẻ, chứ hồ tiêu bệnh thì còn tốn kém hơn nhiều.

Cũng theo ông Khánh, huyện Chư Pưh có 80% dân số là nông dân. Hiện tại, cây hồ tiêu bị bệnh chết, giá cả lại thấp đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của địa phương. “Để giải quyết khó khăn, huyện đã nhiều lần đề xuất UBND tỉnh có biện pháp giúp nông dân vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, Phòng cũng đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến các loại nông sản khác để tạo đầu ra ổn định, tránh phụ thuộc vào cây hồ tiêu”-ông Khánh nói. 

Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.