Chư Pah: Dân rủ nhau mót gỗ ven hồ thủy điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, nhiều người dân tại các làng Díp, Duch 1 và Duch 2 (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah) rủ nhau tới các hồ thủy điện trên địa bàn để đào mót gốc gỗ quý bán cho một số đối tượng người Kinh, gây nên tình trạng mua bán, trao đổi lâm sản trái phép phức tạp.
 

 4 khúc gốc và rễ gỗ cẩm vừa được Klock đào mót về. Ảnh: Hải Lê
4 khúc gốc và rễ gỗ cẩm vừa được Klock đào mót về. Ảnh: Hải Lê

Anh Siu Klock (làng Duch 1, xã Ia Kreng) là một trong số những người tham gia đào mót gốc gỗ quý tại các khu vực ven bờ của lòng hồ thủy điện Sê San 3 và Sê San 3A. “Chủ yếu đào gốc gỗ còn sót lại dưới lòng đất khi người ta làm thủy điện. Người ta săn lùng mua gốc gỗ cẩm, hương, cà te thôi nên chủ yếu mình tìm các loại này. Tụi mình cứ lập thành các tốp vài ba người cùng đi đào, xong lại dùng xe máy độ chế chở về nhà là có người tới mua. Lâu nay chỉ trừ ngày mùa màng, còn mình làm việc này vì nó đem lại thu nhập khá”-anh Klock nói.

Theo lời Klock, đàn ông trai tráng trong làng Duch 1 đi đào mót gốc như anh rất nhiều. Trước đây ít người tìm, gốc còn nhiều nên đào dễ trúng, giờ người đi đào đông, gốc đào mãi cũng vơi bớt nên ngày may mắn tìm được gốc, cũng có hôm đào cũng chỉ mất công. “Gốc gỗ thường nằm sâu 1-2 mét dưới lòng đất. Mình dùng cuốc, thuổng, xẻng để đào và đưa lên. Mùa nước cạn, lộ ra nhiều khu vực còn gốc rễ nằm sâu dưới đất nên người làng kiếm được gỗ nhiều hơn. Năm nay ít mưa nên nước hồ không dâng cao, người làng vẫn đi đào bình thường, dù đang giữa mùa mưa”-Puih Tên, một người khác tham gia đội quân mót gốc gỗ ở làng Duch 1, nói.

Theo các anh, trước đây, người dân trong làng không biết việc này. “Mấy người vào làng buôn bán đặt vấn đề, rồi mọi người chỉ nhau. Bây giờ, gỗ đào mót được tới đâu là có người đến hỏi mua tới đấy. Trước họ chỉ lùng mua gốc cây thôi, càng to càng được giá. Giờ thì cả nhánh rễ họ cũng mua, tuy giá rẻ hơn. Họ mua về để làm tượng và các đồ trang trí”-Puih Tên nói thêm.

Làng Duch 1 vẫn còn là ngôi làng Jrai khá thuần chất nằm cách trung tâm xã Ia Kreng chừng 2 km. Người dân trong làng chủ yếu sống bằng nương rẫy và thừa hưởng một số sản vật từ rừng, như: măng, chuối… Già làng Siu Uyn cho biết: Già không biết có chuyện đàn ông trong làng đi mót gỗ. “Mót gỗ như vậy là vi phạm pháp luật. Họp làng lúc nào mình cũng căn dặn bà con, không được phá rừng, chặt cây. Ai chặt gỗ, mua bán gỗ phải có giấy phép của chính quyền”-già Uyn nói.

Là xã mới thành lập 6 năm, Ia Kreng vẫn còn là xã đặc biệt khó khăn. Toàn xã có 3 làng: làng Díp, Duch 1 và Duch 2 với 447 hộ, 1.776 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 46,3%; 131 hộ cận nghèo, chiếm 29,3%; thu nhập bình quân đầu người 8,6 triệu đồng/năm. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề người dân các làng tham gia đào mót gỗ tại các hồ thủy điện, ông Nguyễn Hồng Tánh-Chủ tịch UBND xã Ia Kreng thừa nhận có hiện tượng trên. “Chính quyền xã đã tổ chức nhiều đợt họp dân để tuyên truyền, vận động người dân không nên khai thác hay vận chuyển lâm sản trái phép. Đồng thời, nhắc nhở một số đối tượng người Kinh đến các làng mua bán, trao đổi hàng hóa không nên thu mua gốc gỗ, tránh làm phức tạp tình hình. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chú tâm hơn tới vấn đề này và có biện pháp cứng rắn hơn”-ông Tánh nhấn mạnh.

Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.