Mua lại tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ ở nước ngoài để triển lãm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 60 tác phẩm được giới thiệu tại Triển lãm là do Tập đoàn Thái Bình Dương mua lại của các nhà sưu tập nước ngoài.
 

 
Hoạ sĩ Nguyễn Thụ và các khách mời cắt băng khai mạc triển lãm
Hoạ sĩ Nguyễn Thụ và các khách mời cắt băng khai mạc triển lãm



Nhân dịp sinh nhật lần thứ 88 của họa sĩ Nguyễn Thụ (12/12/1930 - 12/12/2018), Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức triển lãm trưng bày các bức tranh của PGS, Nhà giáo nhân dân, hoạ sĩ Nguyễn Thụ mang tên "Nguyễn Thụ - Hiện thực và Trữ tình". Triển lãm nhằm mang tới cho người yêu nghệ thuật cái nhìn bao quát về phong cách sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Nguyễn Thụ.

Ông Phan Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc phụ trách đối ngoại và công nghiệp của Tập đoàn Thái Bình Dương cho biết: "Trong gần 1.000.000 tác phẩm hội họa mà Tập đoàn Thái Bình Dương đang lưu giữ, bảo quản, có gần 500 tác phẩm của một số hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam được chúng tôi mua lại từ nhà sưu tập nước ngoài để đưa về trưng bày trong nước, trong đó có khoảng 300 tác phẩm hội hoạ của Họa sĩ Nguyễn Thụ.

Trong đó, chúng tôi lựa chọn hơn 60 tác phẩm được giới thiệu tại Triển lãm này. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là món quà thiết thực và ý nghĩa nhất để gửi tặng đến Hoạ sĩ Nguyễn Thụ cùng gia đình, bạn bè thân thiết, nhân dịp sinh nhật lần thứ 88 của ông".


 

Ông Phan Tiến Dũng trao tặng bức tranh
Ông Phan Tiến Dũng trao tặng bức tranh "Cô gái" của hoạ sĩ Nguyễn Thụ cho bà Nguyễn Thị Hằng - Nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - nhân vật trong bức tranh.


Ông Phan Tiến Dũng cho biết thêm: "Trong đầu tư, kinh doanh, thấu hiểu văn hóa địa phương là một chìa khóa quan trọng mở ra sự thành công. Ngoài mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, thông qua việc sưu tầm và đưa vào trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, chúng tôi cũng hy vọng có thể xây được cầu nối để giao lưu văn hoá, gắn kết đầu tư, từ đó, thông qua đầu tư để lan tỏa văn hóa Việt".
 

Du khách hào hứng chiêm ngưỡng tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ.
Du khách hào hứng chiêm ngưỡng tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ.



Họa sĩ Nguyễn Thụ là một trong 15 học viên khóa 1 (1957-1962) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam). Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành giảng viên của trường và giữ cương vị hiệu trưởng từ năm 1985-1991.

Nguyễn Thụ bén duyên tranh lụa ngay từ những ngày đầu đến với hội họa bởi ông tìm thấy trong tranh lụa sự nhẹ nhàng, lãng mạn, gần gũi như chính con người mình. Đặc tính mềm, mỏng, trong của lụa đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sự trau chuốt trong quá trình làm việc. Nguyễn Thụ là một trong số ít họa sĩ dành cả cuộc đời để vẽ tranh lụa và ghi dấu ấn sâu sắc với thể loại này.


 

Một số bức tranh được trưng bày trong triển lãm.
Một số bức tranh được trưng bày trong triển lãm.



Tranh của ông cô đọng về ý, tinh lược về hình, lúc nhấn, lúc thả, đẹp dịu dàng, nên thơ, trong trẻo… như một cuộc dạo chơi lãng đãng giữa thiên nhiên, đất trời. Tranh lụa Nguyễn Thụ khác biệt không chỉ bởi vẻ đẹp thơ mộng mà còn ở tính khái quát, cô động của các hình tượng nghệ thuật.

Họa sĩ Nguyễn Thụ đặc biệt nặng lòng với đồng bào dân tộc Tày, Thái và vùng núi phía Bắc. Con người, cảnh vật miền sơn cước trở thành đề tài xuyên suốt các sáng tác của người họa sĩ tài hoa này, với vẻ đẹp trữ tình, thấm đẫm chất núi rừng, đầy chất thơ, uyển chuyển

Tranh của Nguyễn Thụ là cảm xúc trước cái đẹp, sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Ông là tác giả của nhiều bức ký họa xuất sắc trong nghệ thuật ký họa Việt Nam. Cũng từ những bức ký họa ấy đã xuất hiện nhiều tác phẩm để đời. Những ký họa của ông sống động đến mức có thể coi như dấu ấn của sáng tạo tác phẩm, như các bức tranh lụa: Mưa, Ghé qua bản, Bên bếp lửa, Dệt vải… hay các bức tranh khắc gỗ như Về Bản, Đi tuần tra, Suối Lê Nin…

Triển lãm "Nguyễn Thụ - Hiện thực và Trữ tình" sẽ diễn ra từ ngày 10-20/12/2018 tại tầng 9 toà nhà Hồng Hà, số 37 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Phương Thảo/VOV.VN
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...