Ngắm những bức tranh lung linh tình bạn Việt - Pháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với tên gọi Gặp gỡ 2018, triển lãm mỹ thuật do Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt - Pháp TP.HCM, Hội Mỹ thuật TP.HCM và Viện Pháp tại VN vừa khai mạc tại TP.HCM mang đến nhiều cảm xúc.

Tranh của họa sĩ Luc Gauthier thu hút người xem tại triển lãm
Tranh của họa sĩ Luc Gauthier thu hút người xem tại triển lãm



Tham dự triển lãm có 42 tác phẩm gồm hội họa và gốm của 5 họa sĩ Pháp: Manoel Pillard, Luc Gauthier, Laurent Dauptain, Laurent Judge, Michell Pontie cùng 14 họa sĩ, nghệ sĩ VN: Huyền Lam, Hoài Hương, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Anh Đào, Đỗ Minh Hiếu, Nguyễn Trí Minh Thư, Nguyễn Mậu Tân Thư, Lương Lưu Biên, Thu Hương CoCo, Nguyễn Thị Dũng, Ngô Trọng Văn, Tô Bảo Ân, Trần Phước Vinh và Hứa Thanh Bình….

 

Tranh của các họa sĩ Việt nhẹ nhàng
Tranh của các họa sĩ Việt nhẹ nhàng
Tác phẩm 'Che chở' của họa sĩ Lương Lưu Biên với cách thể hiện mới lạ
Tác phẩm 'Che chở' của họa sĩ Lương Lưu Biên với cách thể hiện mới lạ
'Ký ức tuổi thơ' của Thu Hương Coco
'Ký ức tuổi thơ' của Thu Hương Coco
 'Chân dung' của Lương Lưu Biên
'Chân dung' của Lương Lưu Biên
 'Sau cơn mưa tại Meatpacking' của họa sĩ Pháp Laurent Dauptain
'Sau cơn mưa tại Meatpacking' của họa sĩ Pháp Laurent Dauptain



Nếu như nguồn cảm hứng của họa sĩ Hứa Thanh Bình là thiên nhiên, con người và… ngựa thì với họa sĩ Hoài Hương điều ấy lại bắt nguồn từ những giấc mơ. “Kỷ niệm sâu sắc của tôi không phải là đồng tiền đầu tiên từ bức tranh đầu tiên. Điều mong ước là trong cuộc đời mình luôn làm được điều mình muốn”, họa sĩ Hoài Hương chia sẻ.


Giới mê tranh còn mê say với các tác phẩm của họa sĩ Manoel Pillard. Ông sinh năm 1946 tại Epineuil. Sau nhiều chuyến thăm châu Á, khuynh hướng sáng tác tranh của họa sĩ này mang đến dấu ấn cuộc sống về đêm trong các siêu đô thị: từ Tokyo đến Seoul rồi Thượng Hải… Đến năm 2004, ông mới bắt đầu khám phá đất nước Việt Nam xinh đẹp và từ đây là chuỗi những phát hiện mới của họa sĩ tài hoa về một miền Tây Nam bộ thoáng đãng đầy mê hoặc. Những gian nhà dọc bên sông được ông xây dựng bố cục bằng ánh sáng và bóng đổ với một bảng gam màu chọn lọc và tiết chế.

 

Tác phẩm 'Nắng cao nguyên' của Đỗ Minh Hiếu
Tác phẩm 'Nắng cao nguyên' của Đỗ Minh Hiếu



1

 Chân dung tự họa của Laurent Dauptain
Chân dung tự họa của Laurent Dauptain
Một tác phẩm của họa sĩ Hứa Thanh Bình
Một tác phẩm của họa sĩ Hứa Thanh Bình
Tác phẩm 'Chino' của Nguyễn Trí Minh Thư
Tác phẩm 'Chino' của Nguyễn Trí Minh Thư
 'Phong cảnh' của Huyền Lam
'Phong cảnh' của Huyền Lam
Bức tranh 'Cần Thơ' của Manoel Pillard
Bức tranh 'Cần Thơ' của Manoel Pillard



Tác giả Luc Gauthier thì được ví như họa sĩ của hạnh phúc. Ông thích vẽ những vật bình thường trong cuộc sống, những bông hồng, trái cherry và những chú cá còn tươi óng ánh sắc màu của biển…

Các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Minh Hiếu thì nhẹ nhàng hơn với những con đường làng dưới ánh nắng chiều lấp loáng sắc vàng trên ngọn cây, cành lá… chạy dài như vô tận cùng bóng người trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhoài với ruộng đồng. Họ đi về vội vã với gia đình, nơi mà họ tìm thấy niềm tin và động lực trong cuộc sống. Hình ảnh không gian chiều vùng cao nguyên rộng lớn của những bức tranh cứ ám ảnh người xem, đầy ma mị.

Lê Công Sơn (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...