Yang Trung định hình vùng chuyên canh cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chuyển đổi diện tích hoa màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả mà không ít hộ dân ở xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ thực tế đó, xã Yang Trung đang tập trung xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng địa phương phù hợp với các loại cây ăn quả, cách đây 7 năm, ông Vũ Văn Hương (thôn 9) đã đưa cây nhãn vào trồng thử nghiệm trên diện tích mì kém hiệu quả. Từ đó đến nay, ông đã chuyển hơn 3 ha mía, mì sang trồng 1 ha nhãn và 2 ha na Thái.
Theo ông Hương, trồng cây ăn quả cho thu nhập cao gấp hơn 10 lần so với các loại hoa màu. Hiện 2 ha na Thái mới chỉ có hơn 1 ha cho thu hoạch nhưng năm vừa rồi, gia đình ông đã thu gần 20 tấn quả, bán với giá 35-45 ngàn đồng/kg. Còn 300 cây nhãn mỗi năm cũng cho thu khoảng 15 tấn, giá bán từ 35 ngàn đồng đến 37 ngàn đồng/kg. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình ông lãi hơn 800 triệu đồng.
Ông Hương đã ép vườn nhãn của mình ra trái để kịp bán cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Ông Vũ Văn Hương đã ép vườn nhãn của mình ra trái để kịp bán dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Ảnh: Quang Tấn
“Trồng nhãn, na vừa ít tốn công chăm sóc, ít sâu bệnh mà hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng hoa màu. Cây nhãn thì mình có thể ép cho ra quả vào bất cứ thời điểm nào trong năm, còn na Thái thì có thể ép cho ra quả 2 lần/năm. Đặc biệt, cứ đến vụ thu hoạch, thương lái đến tận vườn để thu mua. Sắp tới, tôi sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích còn lại sang trồng thêm một số cây ăn quả khác như: mít Thái, cam, vải…”-ông Hương cho hay.

Tương tự, năm 2016, gia đình ông Vũ Văn Khởi (làng Tnang) đã chuyển hơn 1 ha mía sang trồng nhãn. Năm vừa qua, vườn nhãn bắt đầu cho thu bói được hơn 9 tấn. Với giá bán 37 ngàn đồng/kg, ông thu hơn 300 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng mía. Thấy hiệu quả, ông Khởi tiếp tục chuyển hơn 1 ha mía còn lại sang trồng na Thái và nhãn.

Ông Khởi cho biết: “Vùng đất này rất phù hợp với nhãn và na Thái. Chỉ sau khoảng 3 năm trồng là cây bắt đầu cho thu hoạch. Nếu đầu ra cũng như giá bán ổn định như hiện nay thì người dân chúng tôi sẽ khấm khá lên nhờ cây ăn quả”.

Vườn nhãn của gia đình ông Vũ Văn Khởi (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) cho quả trĩu cành. Ảnh: Quang Tấn
Vườn nhãn của gia đình ông Vũ Văn Khởi (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) cho quả trĩu cành. Ảnh: Quang Tấn
Theo ông Đặng Thế Quyền-Chủ tịch UBND xã Yang Trung, người dân trong xã đã trồng được gần 120 ha cây ăn quả các loại. Những năm gần đây, cây ăn quả đang dần trở thành nguồn thu nhập chính của người dân làng Tnang, thôn 9 và thôn 10. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Sẽ tập trung phát triển cây ăn quả, phấn đấu nâng diện tích lên trên 250 ha, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
“Để đạt mục tiêu đề ra, ngoài tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, UBND xã cũng tập trung phối hợp với các ngành chức năng huyện tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cây ăn quả. Đặc biệt, xã chú trọng hướng dẫn người dân trồng cây ăn quả theo hướng VietGAP, hữu cơ để tăng tính cạnh tranh trên thị trường”-Chủ tịch UBND xã Yang Trung cho hay.  
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.