Gia Lai tập trung ngăn chặn dịch tả heo châu Phi tái phát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trước tình hình dịch tả heo châu Phi xuất hiện trở lại tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đang triển khai các biện pháp khẩn cấp nhằm khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Tiêu hủy heo mắc bệnh chết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tiêu hủy heo mắc bệnh chết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Từ ngày 13 đến 16-9, tại phường Hòa Bình và phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) có 64 con heo bị dịch tả heo châu Phi. Ông Trần Đức Vinh-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa-cho biết: “Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm của Chi cục Thú y vùng V khẳng định số heo trên dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi”.

Trước đó, ngày 9-9, tại xã Ia Trok (huyện Ia Pa), giáp ranh phường Cheo Reo, dịch tả heo châu Phi cũng bất ngờ tái phát. Để giảm thiểu thiệt hại cũng như hạn chế lây lan dịch bệnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Ayun Pa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tiêu độc khử trùng; tăng cường kiểm soát các cơ sở giết mổ, không để sản phẩm chưa qua kiểm dịch và không rõ nguồn gốc xâm nhập vào chợ Bình Lợi vat chợ trung tâm thị xã. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo ra vào địa bàn thị xã.

Tại huyện Ia Pa, ông Lê Văn Nguyên-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-thông tin: Trung tâm đã tổ chức tiêu độc, khử trùng trên địa bàn xã Ia Trok. Đồng thời, cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Đến nay đã qua hơn 20 ngày chưa phát sinh thêm heo bệnh. Hiện tại, đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tập trung theo dõi cũng như triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch tả heo châu Phi tái phát tại các xã trên toàn huyện.


Ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-khuyến cáo: “Thời gian tới, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động triển khai phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tổ chức tiêu độc, khử trùng và thực hiện công tác tái đàn đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đặc biệt, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra”.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.