Nuôi hươu, nai cho thu nhập khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Chư Prông có 10 hộ nuôi hươu và nai để lấy nhung. So với các loại vật nuôi khác, nuôi hươu và nai ít tốn công, kỹ thuật đơn giản mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại nuôi hươu và nai của gia đình, ông Nguyễn Đức Hùng (tổ 3, thị trấn Chư Prông) cho biết: “Năm 2015, tôi được huyện cấp cho một cặp nai giống. Sau hơn 1 năm, nai bắt đầu cho nhung. Mỗi năm, tôi bán nhung nai được 20-30 triệu đồng. Thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nên năm 2017, tôi tiếp tục mở rộng đàn. Hiện nay, trong chuồng của tôi lúc nào cũng có 4 con hươu và 2 con nai (trong đó có 2 con cái và 4 con đực). Hươu và nai đực nuôi lấy nhung còn con cái để sinh sản”. Theo ông Hùng, mỗi năm, gia đình ông thu được hơn 60 triệu đồng từ trang trại nuôi hươu và nai. Việc nuôi hươu và nai khá đơn giản, ít tốn công chăm sóc, thức ăn cũng dễ kiếm, chủ yếu là cỏ. Dù chi phí đầu tư nuôi 2 loài vật này ban đầu hơi cao nhưng nguồn thu ổn định và nhanh thu hồi vốn. 
Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chăm sóc đàn hươu của gia đình. Ảnh: T.T
Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chăm sóc đàn hươu của gia đình. Ảnh: T.T
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Prông có 10 hộ gia đình nuôi hươu và nai với tổng đàn hơn 100 con. Để trao đổi, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm, các hộ này đã thành lập Hội Những người nuôi hươu và nai. Anh Trần Văn Nam (tổ 6, thị trấn Chư Prông) chia sẻ: “Năm 2015, gia đình tôi mua 1 cặp nai trị giá 40 triệu đồng, con đực dùng để lấy nhung, con cái để nhân giống. Hiện nay, con cái đã đẻ được 1 con, còn con đực mỗi năm cho thu 1,5-2 kg nhung, bán được 20-25 triệu đồng. Năm 2018, gia đình tôi tiếp tục đến huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để mua thêm 2 cặp hươu về nuôi. Hiện gia đình có tổng cộng 10 con nai và hươu, mỗi năm cho thu hơn 6 kg nhung. Giá nhung trên thị trường hiện nay khoảng 15-18 triệu đồng/kg, đem lại lợi nhuận cho gia đình hơn 60 triệu đồng/năm.
Theo các hộ chăn nuôi, việc chăm sóc đàn hươu và nai khá đơn giản, chỉ cần mỗi ngày cho ăn cỏ 2 lần và mỗi tuần vệ sinh chuồng trại 1 lần. Chuồng nuôi nhốt hươu, nai phải chắc chắn, ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Thức ăn cho hươu, nai chủ yếu là cỏ. Lúc hươu và nai bắt đầu mọc nhung cần bổ sung thức ăn tinh bột như bắp, mì để nhung to hơn, chất lượng hơn. Nếu chăm sóc tốt, hươu, nai có thể cho nhung đến 18 năm.
Năm 1995, gia đình ông Nguyễn Tiến Dũng rời quê hương Hà Tĩnh vào thị trấn Chư Prông lập nghiệp. Những năm gần đây, giá các mặt hàng nông sản giảm thấp nên ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Chính vì thế, ông đã chọn chăn nuôi hươu và nai để phát triển kinh tế. Quê hương ông vốn là “thủ phủ” nuôi hươu, nai của cả nước. Khi thấy 2 loại vật nuôi này phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, ông đã về quê mua con giống vào nuôi. Hiện nay, gia đình ông có 7 con hươu và 2 con nai. Ông Dũng cho biết: “2 loại vật nuôi này chủ yếu bị bệnh về đường ruột, nếu phát hiện bệnh thì cho ăn thêm lá xoan, lá ổi hoặc các lá có vị đắng là sẽ khỏi. Gia đình tôi trồng hơn 1 sào cỏ là đủ thức ăn cho đàn hươu và nai. Hộ nuôi ít hơn có thể tận dụng đất trống, hàng rào để trồng cỏ cho hươu, nai ăn. Hiện nay, mỗi con hươu đực 3 tháng tuổi có giá bán 11 triệu đồng, con cái 8 triệu đồng. Giống nai thì đắt hơn, quân bình khoảng 30 triệu đồng/cặp. Mỗi năm, trừ chi phí, gia đình tôi thu được gần 100 triệu đồng từ bán nhung và con giống”.
Theo ông Lưu Hoàng Hưng-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông: “So với chăn nuôi bò, dê thì nuôi hươu, nai cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Đến nay, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện đã mở rộng quy mô nuôi để nhân giống và lấy nhung. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ về kỹ thuật chăm sóc. “Các hộ gia đình khi mở rộng đàn cần đăng ký với các cơ quan chức năng để kiểm tra và theo dõi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện để chuyển đổi một số mô hình trồng trọt và chăn nuôi nhằm mang lại thu nhập cao cho người dân”-ông Hưng cho hay.
THIÊN THANH

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.