Đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 13-9, UBND huyện Kông Chro (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2018-2020.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ; Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai; đại diện Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.

Ảnh: Phương Liên
Ảnh: Phương Liên



Trong những năm qua, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kông Chro không ngừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, diện tích các loại cây trồng đều tăng, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hợp lý từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây hàng hóa gắn với việc tạo vùng nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến của tỉnh. Việc khai thác tài nguyên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện và sử dụng ngày một hiệu quả. Đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 9.527 hộ (trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 72%).

Thời gian gần đây, nhận thấy diện tích trồng mía, mì, bắp lâu nay đem lại hiệu quả thấp nên nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi sang một số loại cây trồng mới, thành lập trang trại theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó xuất hiện các mô hình trồng cây ăn quả như: cây na dai, thanh long ruột đỏ, quýt đường, mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi dê sinh sản… trong đó chuối cấy mô và cây mít được người nông dân ưu tiên phát triển, bước đầu đã đem lại hiệu quả và những mô hình này đang tiếp tục được nhân rộng tại địa phương. Từ những mô hình này người dân có thu nhập hàng năm sau khi trừ chi phí còn 200 đến 800 triệu đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh và khu vực Tây Nguyên định hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo điều kiện tự nhiên ở địa phương và những chia sẻ về mặt ưu điểm, hạn chế của các loại cây trồng hiện nay theo nhu cầu cung ứng của thị trường.

Việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành những gia trại nhỏ, phát triển kinh tế phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương ở huyện Kông Chro đang là hướng đi mới góp phần nâng cao giá trị kinh tế, là đòn bẩy giúp người dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng nhất là đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phan Văn Trung-Chủ tịch UBND huyện Kông Chro nhấn mạnh: “Vấn đề nông nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của huyện và cũng là mục tiêu để phấn đấu xây dựng nông thôn mới. Huyện sẽ tạo mọi điều kiện để nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Do đó, các ngành chức năng của huyện phải luôn đồng hành cùng nông dân, giúp nhân dân tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của địa phương”.

Phương Liên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.