Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Góp phần quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang có những chuyển biến tích cực, nhận thức các chủ rừng, hộ nhận khoántrong công tác quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừngtừng bước được nâng cao. Đặc biệt, chính sách này đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Dân có thu nhập, rừng được bảo vệ
 

Người dân vui mừng nhận kết quả lao động trong việc tham gia giữ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Người dân vui mừng nhận kết quả lao động trong việc tham gia giữ rừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Từ khi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ra đời, các chủ rừng là tổ chức nhà nước được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tăng cường giao khoán, mở rộng diện tích khoán bảo vệ rừng.

Năm 2012, diện tích giao khoán của các Ban Quản lý (BQL) rừng chỉ gần 37,4 ngàn ha thì đến năm 2015 con số này đã là hơn 70,5 ngàn ha, tăng 33,1 ngàn ha; số hộ nhận khoáncũng tăng lên 2.023 hộ. Tương tự, các công ty lâm nghiệp tăng 6,3 ngàn ha diện tích khoán so với diện tích đã khoán trước đây và tăng 788 hộ nhận khoán.

Như vậy, sau 4 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR thì diện tích giao khoán, mở rộng phát triển rừng được nâng lên 69,8 ngàn ha, số hộ nhận khoán và nhóm hộ, cộng đồng dân cư tăng 2.881 hộ so với trước đây.

Theo ông Võ Văn Hạnh-Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, trên địa bàn tỉnh hiện có 38 chủ rừng là tổ chức nhà nước (19 BQL rừng, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên; 11 Công ty Lâm nghiệp) với diện tích rừng cung ứng dịch vụ là 332.001 ha; 87 UBND xã có diện tích rừng cung ứng là 160.410 ha và 7 chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn với diện tích 3.202 ha.

 

Nhận tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn
Nhận tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Minh Nguyễn

Hiện có 26 cơ sở sử dụng DVMTR gồm 40 nhà máy thủy điện với công suất 2.124 MW, nguồn thu bình quân 65 tỷ đồng/năm.Tổng thu tiền DVMTR từ năm 2011-2014 là 209,2 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, đã chi đủ 100% cho chủ rừng tiền DVMTR đã thu các năm 2011-2014 với số tiền 170,5 tỷ đồng với đơn giá chi trả cho hộ nhận khoán thấp nhất là 200.000 đồng/ha, cao nhất 342.000 đồng/ha.

Đây là nguồn tài chính quan trọng kết hợp với nguồn vốn ngân sách góp phần đảm bảo nhu cầu công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, đã tháo gỡ khó khăn về tài chính đối với các công ty lâm nghiệp không có chỉ tiêu khai thác gỗ; UBND xã có tiền triển khai công tác bảo vệ rừng; các hộ nhận khoán bảo vệ rừng có thu nhập cải thiện đời sống.

Các chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng toàn bộ tiền DVMTR được chi trả. Trên địa bàn tỉnh có 7 cộng đồng dân cư thôn là chủ rừng, Mang Yang (3 làng), thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện (4 làng) với tổng kinh phí chi trả 4 năm qua là 676 triệu đồng.

Chủ rừng là tổ chức nhà nước được chi trả cao nhất trên 20 tỷ đồng (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh). Từ nguồn tiền này, các chủ rừng đã chủ động chi trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và các nhiệm vụ chi thiết yếu cho công tác quản lý bảo vệ rừng.

Những tồn tại, hạn chế

 

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng kiểm tra tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Nguyễn
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng kiểm tra tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Ảnh: Minh Nguyễn

Cũng theo ông Hạnh, hiện nay diện tích khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức nhà nước chiếm khoảng 23,8%. Trong đó, các BQL đã khoán 33,1%, các công ty lâm nghiệp khoán 6,2%, UBND cấp xã hợp đồng bảo vệ rừng với nhóm hộ, cộng đồng dân cư chiếm khoản 18,9% so với diện tích đang quản lý.

Tuy vậy, tốc độ và quy mô giao khoán, hợp đồng bảo vệ rừng như hiện nay chưa đạt yêu cầu mà chính sách đề ra cũng như chỉ đạo của tỉnh trong việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tạo thu nhập cho người dân sống gần rừng, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, mức tính chi phí trên 1 ha/năm của các BQL rừng gấp 1,7 lần so với mức chi phí của các công ty lâm nghiệp trong khi chức năng, nhiệm vụ giống nhau chỉ khác nhau về loại hình tổ chức.

Một bất cập khác là diện tích rừng giao cho cấp xã tương đối lớn trong khi lực lượng cấp xã không phải chủ rừng và chưa đáp ứng tốt về yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Cụ thể, 2 xã có diện tích rừng trên 10.000 ha; 8 xã có có diện tích từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha và 10 xã có diện tích dưới 5.000 ha. Do vậy, UBND tỉnh cần có giải pháp giảm diện tích rừng giao cho xã quản lý (dưới 3.000ha là phù hợp), thu hồi diện tích còn lại giao cho chủ rừng là các tổ chức nhà nước hoặc thành lập mới Ban Quản lý Rừng mới để quản lý.

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại nữa hiện nay là tỷ lệ phân chia tiền DVMTR thuộc lưu vực liên tỉnh còn chưa hợp lý trong thực tế đối với các thủy điện bậc thang và chưa tương đồng với chính sách thuế tài nguyên nước. Đơn cửtrên một lưu vực sông chính tiền DVMTR được phân chia: cao nhất 22%, thấp nhất 15,6%, bình quân 18,5% trong khi tỷ lệ phân chia thuế tài nguyên nước: cao nhất 50%, thấp nhất 30%, bình quân 39%.

Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cho biết thêm, Gia Lai hiện có 90 xã quản lý khoảng 190.000 ha diện tích rừng trong lưu vực chi trả, trong khi chính sách xác định UBND các xã không phải là chủ rừng và thực hiện hỗ trợ trong chi trả là chưa thật hợp lý.

Mặt khác công tác quản lý, sử dụng tiền chi trả theo đặc thù loại hình của xã là một cấp ngân sách cũng chưa được hướng dẫn cụ thể. Các công ty lâm nghiệp không có chỉ tiêu khai thác, tiền DVMTR được chi trả chủ yếu bố trí cho hoạt động của đơn vị, nên công tác khoán quản lý và bảo vệ rừng chậm được triển khai…

Minh Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.