Thống nhất danh hiệu của "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 25-11-2005, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, hiện nay danh hiệu đó không còn được sử dụng, nguyên nhân do:
 

  Chứng nhận sáp nhập Không gian văn hóa cồng chiêng vào danh sách
Chứng nhận sáp nhập Không gian văn hóa cồng chiêng vào danh sách "Di sản văn hóa Đại diện của Nhân loại"

Theo Điều 31.1 của Công ước này:  "Ủy ban sẽ đưa vào Danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại những di sản được công bố là "Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại" khi Công ước này có hiệu lực".

Về hiệu lực của Công ước, Điều 34 ghi: "Công ước này sẽ có hiệu lực từ 3 tháng sau khi có được 30 nước nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia, nhưng chỉ đối với các quốc gia nộp văn kiện của nước mình trước hoặc đúng thời gian trên. Công ước sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ Quốc gia thành viên nào khác sau ba tháng quốc gia đó nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc tham gia của nước mình".

Như vậy, theo Công ước, việc sáp nhập danh sách Kiệt tác di sản truyền khẩu phi vật thể vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện được áp dụng đối với tất cả các Quốc gia thành viên có một hoặc nhiều di sản nằm trên lãnh thổ của mình đã được công nhận Kiệt tác, dù là Quốc gia thành viên của Công ước hay không. Các Quốc gia không phải thành viên Công ước, nhưng có Kiệt tác được sáp nhập vào Danh sách, sẽ được hưởng tất cả các quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ của Công ước, chỉ áp dụng đối với các di sản hiện có trên lãnh thổ của các quốc gia này, với điều kiện phải có văn bản đồng thuận.

Tất cả các Quốc gia không phải thành viên Công ước hiện có các Kiệt tác trên lãnh thổ sẽ được Tổng Giám đốc UNESCO thông báo về việc thông qua các Hướng dẫn hoạt động này với yêu cầu những di sản này sẽ được đặt ngang hàng với những di sản sẽ được đăng ký trong tương lai và chịu sự ảnh hưởng của cùng một cơ chế pháp lý đối với việc giám sát, dịch chuyển từ Danh sách này sang Danh sách kia, hoặc rút khỏi Danh sách, căn cứ theo các thủ tục quy định trong các Hướng dẫn hoạt động này.

Từ ngày 26-4-2006, Công ước UNESCO năm 2003 đã có hiệu lực khi quốc gia thứ 30 ký gia nhập. Theo đó, Danh sách Kiệt tác chấm dứt, các Kiệt tác được chuyển sang Danh sách Đại diện theo quy định tại Điều 31.1. khi Đại hội đồng thông qua Hướng dẫn hoạt động Công ước của Ủy ban Liên chính phủ vào năm 2008. Như vậy là từ thời điểm đó, danh hiệu chính thức của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác triển khai nhiệm vụ chuyên môn, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị các đơn vị thống nhất về danh hiệu Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” thay cho danh hiệu “Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” được ghi trong hồ sơ của UNESCO trước đây.

Có thể bạn quan tâm

Phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật

Phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 104/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2017. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị chủ quản triển khai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y là đơn vị thực hiện.
Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần/năm

Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần/năm

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 239/UBND-NC. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành liên quan của tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về công tác thanh kiểm tra doanh nghiệp hàng năm, cũng như tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả

Tăng cường bảo hộ quyền tác giả

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp

Ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp

(GLO)- Tỉnh Gia Lai là địa phương được Trung ương hỗ trợ 100% về giống để chuyển đổi từ đất trồng lúa chuyển sang trồng bắp theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng kinh phí do Trung ương hỗ trợ gần 12,7 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 978/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp từ vụ Đông Xuân năm 2016-2017 đến vụ Đông Xuân năm 2018-2019 trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo một số nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu 2017

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo một số nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu 2017

(GLO)- Trên cơ sở thực hiện tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu-năm 2017, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong dịp Tết. Tổ chức các hoạt động đón năm mới thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục tập quán của địa phương.
Ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng

Ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng (GPXD) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là chủ đầu tư xây dựng công trình, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác cấp GPXD trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quy định rõ về điều kiện cấp GPXD, cấp GPXD có thời hạn, phân cấp thẩm quyền cấp và điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi GPXD…