Nghị sĩ đối lập Philippines đòi làm rõ thỏa thuận với TQ ở Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng loạt quan chức Philippines đã yêu cầu làm rõ những thỏa thuận mà nước này ký với Trung Quốc, trong đó có biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển dầu khí ở Biển Đông.


Biên bản hợp tác phát triển dầu khí ở Biển Đông được ký kết tại Manila trong chuyến thăm ngày 20.11 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bên cạnh đó còn có 28 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực khác.

Chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte không công bố nội dung văn bản khiến cho giới nghị sĩ và cựu quan chức nước này đồng loạt lên tiếng yêu cầu làm rõ.

Tờ Inquirer dẫn lời Phó tổng thống Leni Robredo khẳng định nghĩa vụ của chính quyền là phải minh bạch về mọi thỏa thuận ký với nước ngoài và cho người dân biết đất nước sẽ được lợi gì từ những thỏa thuận đó.

Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila ngày 20/11
Chủ tịch Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Rodrigo Duterte tại Manila ngày 20/11



Mặc dù hoan nghênh tình hữu nghị với Trung Quốc nhưng bà Robredo tuyên bố lợi ích của người dân Philippines là trên hết.

“Lợi ích của chúng ta phải luôn đứng đầu khi thắt chặt quan hệ với các nước khác, đặc biệt là vào thời điểm đa số người dân phải đối mặt với những thách thức mỗi ngày do giá cả gia tăng và thiếu kế sinh nhai”, Phó tổng thống Robredo nói.

Tương tự, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario nhấn mạnh chính quyền phải hoàn toàn minh bạch về những thỏa thuận hợp tác phát triển dầu khí với Trung Quốc, theo mạng tin Rappler.

“Trong quá trình thực thi những điều đã được ký kết, các nhà đàm phán của chúng ta phải đảm bảo rằng hiến pháp không bị vi phạm và phán quyết của toà án quốc tế không bị tổn hại”, ông Rosario nhắc đến phán quyết năm 2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về lý thuyết, bất kỳ thỏa thuận chia sẻ tài nguyên nào cũng phải tuân thủ hiến pháp Philippines và phán quyết của tòa án quốc tế năm 2016 bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Vì thế, mọi hoạt động khai thác chung trong khu vực bị “đường lưỡi bò” liếm trúng sẽ vi phạm luật quốc tế và chỉ mang lại kết quả là giúp Bắc Kinh đạt được nhiều ý đồ trên biển, cũng như gây chia rẽ trong khu vực, khiến tình hình an ninh Biển Đông thêm phức tạp.

Các thượng nghị sĩ đối lập Antonio Trillanes và Francis Pangilinan kêu gọi chính quyền Tổng thống Duterte không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Trung Quốc nếu gây tổn hại đến đặc quyền của nước này vì cho rằng điều đó vi hiến.

Bảo Vinh (thanhnien)
 

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.