Hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 2 năm thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã huy động mọi nguồn lực thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, từ đó giúp dân thoát nghèo bền vững.

Từ cấp phát đến hỗ trợ có điều kiện

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có rất nhiều điểm mới. Đó là lấy chỉ tiêu thu nhập là chính, sau đó xác định mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin... gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo đó, người nghèo là đối tượng trung tâm để hỗ trợ, đồng thời mở rộng đối tượng hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về. Đáng chú ý, chương trình đã chuyển từ việc cấp phát, cho không sang hỗ trợ có điều kiện để nâng cao ý thức trách nhiệm của người nghèo trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó từng bước vươn lên thoát nghèo.

 

Hỗ trợ hộ nghèo xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Đ.Y
Hỗ trợ hộ nghèo xã Đất Bằng (huyện Krông Pa) trồng cỏ nuôi bò. Ảnh: Đ.Y

Sau 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đến nay, tỉnh ta đã xây dựng được hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn tại 100% thôn, làng. Nguồn vốn này đã giúp cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát khỏi đói nghèo, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Theo chính sách mới, hộ nghèo được nâng mức vốn vay tối đa lên 50 triệu đồng, lãi suất giảm một nửa, thời hạn vay tăng gấp đôi. “Đây là điều kiện thuận lợi để hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống. Có nguồn vốn vay, hộ nghèo sẽ được Ủy ban MTTQ các cấp hỗ trợ phương thức để bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên thoát nghèo bền vững”-ông Lê Văn Thành-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cho biết.

Song song với hoạt động hỗ trợ vốn, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bước đầu được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu lao động. Đến nay, toàn tỉnh có gần 140 ngàn người được đào tạo nghề, trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số và người nghèo. Công tác giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được chú trọng thực hiện, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động. Hơn nữa, các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, nhà ở, tiếp cận thông tin, các dịch vụ xã hội khác… cũng đã phát huy vai trò tích cực trong công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó, chương trình chú trọng lồng ghép các chỉ tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo vào các nội dung thi đua; tham gia khuyến công, khuyến lâm, đào tạo nghề lao động nông thôn; tạo vốn và tín chấp cho hội viên vay vốn…

Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh ta vẫn còn ở mức cao (13,85%) so với bình quân cả nước, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm đến 85,81% trong tổng số hộ nghèo. Cùng với đó, việc giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nhiều hộ thoát nghèo nhưng nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao; chênh lệch giàu-nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng; một bộ phận không nhỏ người nghèo chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.

Kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: “Sở là đơn vị thường trực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo tổ chức thực hiện, phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo hiện hành đối với người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số như: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, vay vốn tín dụng ưu đãi...”.

Cũng theo ông Thành, Sở sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan bố trí nguồn lực hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, trong đó tập trung hỗ trợ sinh kế thông qua trợ giúp các điều kiện và dịch vụ sản xuất, đào tạo nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị-xã hội tích cực phát động các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo, tuyên truyền giúp người nghèo nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.