Trồng bắp nếp trên ruộng thiếu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 2 tháng tham gia thí điểm mô hình “Chuyển đổi ruộng Đông Xuân thiếu nước sang trồng bắp nếp” do Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai, đến nay, 2 sào bắp của gia đình anh Mai Ngọc Vũ (thôn 1, xã Ia Hlốp) đã cho thu hoạch, ước tính sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 6,5 triệu đồng.

  Trồng bắp nếp thay diện tích lúa bị hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: P.V
Trồng bắp nếp thay diện tích lúa bị hạn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: P.V

“Chuyển đổi ruộng Đông Xuân thiếu nước sang trồng bắp nếp” là mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai với mục đích góp phần ứng phó với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, tránh được thiệt hại về kinh tế, đồng thời góp phần tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tiết kiệm nước. Theo thống kê, những năm gần đây, toàn huyện Chư Sê có khoảng 400-500 ha/1.500 ha lúa Đông Xuân bị thiệt hại do hạn hán. Vì vậy, trồng bắp nếp trên diện tích lúa bị hạn có ý nghĩa quan trọng giúp nông dân chủ động được nguồn nước cũng như đảm bảo thu nhập. Giống được sử dụng trong mô hình này là giống bắp HN90, có khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt và thích hợp với khí hậu nhiều vùng miền. Không chỉ vậy, giống bắp này còn có bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, giúp cây không bị đổ rạp khi gặp gió lớn. Giống bắp HN90 cho trái bắp to đều, hạt chắc và thơm ngon đặc trưng.

Dẫn chúng tôi xuống thăm ruộng bắp nếp của gia đình, anh Mai Ngọc Vũ hồ hởi chia sẻ: “Hai sào đất này ngày trước gia đình tôi vẫn thường trồng lúa, nhưng hạn hán, mất mùa không thu lại được bao nhiêu. Bây giờ trồng bắp nếp tôi thấy cho năng suất cao hơn hẳn, lại có thêm thu nhập”. Không chỉ vậy, anh Vũ còn cho biết, so với làm lúa, việc trồng bắp nếp giúp gia đình anh tiết kiệm rất nhiều công chăm sóc từ khâu làm cỏ, bón phân, đặc biệt là tiết kiệm nước. Nếu trồng lúa, hầu như lúc nào trong ruộng cũng phải có nước thì mới giúp lúa phát triển, trổ đòng đúng thời gian, nhưng với bắp thì chỉ cần tưới ẩm khoảng 3 lần. Thời gian từ lúc trồng tới khi thu hoạch của cây bắp nếp cũng ngắn hơn so với cây lúa, chỉ 2,5 tháng. Ruộng bắp của anh Vũ đã bắt đầu cho thu hoạch khoảng nửa tháng nay. Đưa mắt nhìn ruộng bắp xanh tốt, anh Vũ bẻ một trái bắp và lột vỏ, chìa ra cho chúng tôi xem từng hạt bắp mẩy, chắc và mọng sữa. Với 2 sào bắp nếp này, gia đình anh Vũ mỗi ngày lựa những trái bắp ngon, bẻ đem ra chợ bán. Dự tính sau khi trừ chi phí, gia đình anh cũng lãi  khoảng 6,5 triệu đồng.

Anh Vũ cho biết: “Sau khi chuyển đổi diện tích lúa không hiệu quả của gia đình sang trồng bắp nếp, tôi thấy rất yên tâm. Sau này, từ kinh nghiệm có được khi thực hiện mô hình trồng bắp nếp, tôi sẽ chủ động luân phiên thay đổi cây trồng tùy vào tình hình thời tiết từng năm để đem lại thu nhập cho gia đình”.

Bà Đinh Thị Báu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê) cho biết: “Năm 2016, tổng diện tích lúa bị hạn trên địa bàn xã Ia Hlốp là khoảng 70% nên việc chủ động chuyển đổi cây trồng chịu hạn có ý nghĩa rất quan trọng. Vừa rồi, trong hội thảo đầu bờ mô hình “Chuyển đổi ruộng Đông Xuân thiếu nước sang trồng bắp nếp” tại gia đình anh Mai Ngọc Vũ, trên địa bàn xã có gần 40 hộ khác cùng tham gia. Với những lợi ích mà cây bắp nếp đem lại, sắp tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này. Hội Nông dân xã sẽ hỗ trợ nông dân trong khâu chọn giống và kỹ thuật để diện tích cây trồng đạt hiệu quả cao”.

 Phương Vy

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.
Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.
Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.