Chư Pah: Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chư Pah là huyện có tiềm năng về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Đây là động lực góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Chư Pah phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Đa dạng hóa ngành nghề

Theo thống kê, Chư Pah hiện có 387 cơ sở sản xuất CN-TTCN, 6 doanh nghiệp nhà nước và 1.486 hộ kinh doanh. Những năm qua, các cơ sở sản xuất CN-TTCN đã góp phần không nhỏ thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của huyện. Nếu năm 1997, tốc độ phát triển kinh tế của huyện là 8,8% thì năm 2016 đã tăng lên 13,03%. Hàng năm, riêng lĩnh vực sản xuất CN-TTCN đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động thường xuyên với thu nhập bình quân đạt 3-6 triệu đồng/người/tháng và gần 2.000 lao động thời vụ.

 

Ảnh: Đ.Y
Ảnh: Đ.Y

Nhà máy Gạch Gia Lai (thuộc Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Gia Lai) là một trong những đơn vị sản xuất gạch tuynen có quy mô lớn trên địa bàn huyện Chư Pah. Năm 2016, Nhà máy sản xuất và tiêu thụ 15 triệu viên gạch các loại, doanh thu đạt trên 16 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, mới đây, Nhà máy Gạch Gia Lai đã đầu tư trên 100 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền gạch tuynel hiện đại với công suất 40 triệu viên/năm. Ông Trần Anh Tuấn-Giám đốc Công ty cho biết: Dự kiến, đầu năm 2017, dây chuyền này sẽ đi vào hoạt động. Đây là dây chuyền dẫn đầu tỉnh Gia Lai về công nghệ sản xuất gạch tuynel hiện đại nhất, vừa tiết kiệm năng lượng vừa bảo vệ môi trường. Việc đầu tư công nghệ hiện đại chính là chiến lược của Nhà máy để chiếm lĩnh thị trường trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh.

Bên cạnh sản xuất công nghiệp, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp cũng được một số doanh nghiệp chú trọng phát triển như Công ty TNHH Bột nhang Trường Thịnh. Ông Nguyễn Trường Thịnh-Giám đốc Công ty cho biết: “Công ty đã xây dựng xưởng sản xuất, thu mua nguồn nguyên liệu tại Cụm CN-TTCN huyện, vừa phát triển sản xuất vừa tạo việc làm cho người dân địa phương. Sản phẩm bột nhang Trường Thịnh tuy mới có mặt trên thị trường 5 năm nay nhưng đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, nhất là khách hàng ở một số nước như: Ấn Độ, Malaysia, Bangladesh...

Chủ động thu hút đầu tư

Tiềm năng sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện Chư Pah rất lớn. Theo ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah: Giá trị sản xuất CN-TTCN hàng năm của huyện Chư Pah đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Tính riêng tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện năm 2016 đạt 694 tỷ đồng, chiếm 15,78% tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

 

Núi Chư Đăng Ya-địa chỉ thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.
Núi Chư Đăng Ya-địa chỉ thu hút các nhà đầu tư trong tương lai.

Bên cạnh đó, huyện Chư Pah đã hình thành Cụm CN-TTCN tại xã Ia Khươl với quy mô 53,91 ha bao gồm nhiều hạng mục đã được đầu tư xây dựng. Hiện tại, Cụm CN-TTCN có 6 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư là hơn 118,9 tỷ đồng. Để sản xuất CN-TTCN thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế trên địa bàn, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ thực hiện các giải pháp kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm CN-TTCN. Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực trong quá trình mời gọi thu hút đầu tư. Xây dựng lộ trình thực hiện, xác định trọng điểm, thứ tự ưu tiên, không đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất CN-TTCN tập trung đẩy mạnh phát triển ngành nghề truyền thống, thế mạnh tại địa phương, như: chế biến mủ cao su, đồ mộc, vật liệu xây dựng, bột nhang, gạch tuynen, nông sản, thực phẩm, cơ khí…

Cũng theo ông Quang, huyện sẽ đề xuất với tỉnh có những cơ chế thông thoáng hơn trong việc giao đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm CN-TTCN của huyện. Hỗ trợ mọi mặt để các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đầu tư sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển.

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.