Phụ nữ Chư Sê giúp nhau phát triển kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê đã triển khai thực hiện có hiệu quả khâu đột phá tạo chuyển biến mới về chất lượng hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững, giúp nhiều phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thôn Queng Mép (xã Dun, huyện Chư Sê) có 840 nhân khẩu/198 hộ, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 50%, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều. Những năm trước, đa số cán bộ, hội viên phụ nữ trong diện đói nghèo, thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất, nhiều chị em là lao động chính trong gia đình nên phải lam lũ lo toan cuộc sống hàng ngày. Do đó, chị em ít có cơ hội tham gia sinh hoạt Hội, chưa hăng hái tham gia học tập, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước tình hình này, Hội LHPN huyện đã tuyên truyền, vận động chị em tích cực lao động phát triển kinh tế gia đình, vận động những hộ khá, giàu hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo về cây giống, con giống, vốn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi...

 

Chị Trịnh Thị Mai (thôn 7, xã Ia Blang) là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi.                         Ảnh: L.H
Chị Trịnh Thị Mai (thôn 7, xã Ia Blang) là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi. Ảnh: L.H

Chị Kpă Lok (thôn Queng Mép) chia sẻ: Phong trào giúp nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo của chị em phụ nữ chi hội Queng Mép giúp mỗi hội viên phụ nữ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Qua thực tế cho thấy, các mô hình của Hội LHPN đã mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước tác động sâu sắc đến nhận thức, kích thích sự phấn đấu vươn lên trong cuộc sống đối với các hộ nghèo, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Để giúp chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững, Hội LHPN huyện Chư Sê đã hướng dẫn Hội Phụ nữ 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, mỗi đơn vị chọn 1 chi hội khá làm điểm, trong đó mỗi chi hội chọn 1 hộ nghèo có khả năng thoát nghèo để giúp đỡ chị em vay vốn phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững và nhân ra diện rộng. Hội LHPN huyện cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai cho các cơ sở Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ nâng cao ý thức đẩy mạnh phong trào thực hành tiết kiệm, giúp nhau khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất; biết cách xây dựng gia đình, nhóm phụ nữ tiết kiệm tín dụng để từ đó hội viên phụ nữ tham gia vào các nhóm tiết kiệm nhằm nâng cao đời sống của gia đình và xã hội, tích cực vận động hội viên, phụ nữ trên địa bàn thực hành tiết kiệm tại gia đình, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Chư Sê với hũ gạo tiết kiệm của Bác”, hũ gạo tiết kiệm, nuôi heo đất… Hội LHPN huyện chỉ đạo hướng dẫn các cơ sở Hội tổ chức hội nghị biểu dương những điển hình tiên tiến xuất sắc trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Hội triển khai có hiệu quả nhiệm vụ “Vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường”; các cơ sở Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, quỹ tiết kiệm, tín dụng, vốn xoay vòng giúp các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất phát triển kinh tế gia đình.

Trong 5 năm qua, Hội đã vận động được gần 2 tỷ đồng cho các hoạt động vì người nghèo. Hội đã phối hợp với các ngành xây dựng các mô hình sản xuất: nuôi bò sinh sản, nuôi dê, cải tạo vườn tạp, thâm canh cây cà phê; phối hợp đào tạo nghề may công nghiệp-dân dụng, chăn nuôi, chăm sóc cao su, hồ tiêu, cà phê… cho hội viên. Hội cũng đã vận động xây dựng quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng được tổng số tiền trên 4,8 tỷ đồng; vận động được trên 331 triệu đồng để xây dựng mái ấm tình thương tặng cho 7 hội viên nghèo. Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ xã Ia Blang, Ia Hlốp, xã Dun… làm tốt công tác tiết kiệm, xoay vòng vốn với số tiền gần 4 tỷ đồng ở 20 tổ cho 405 chị  vay. Nhờ vậy, hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2011 của huyện là 21,3% nhưng đến nay chỉ còn 9,93%.

Bà Đinh Thị Tuyết Dung-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Sê cho biết: Tạo sự chuyển biến mới về chất lượng hiệu quả vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược lâu dài nhằm nâng cao đời sống hội viên và nhân dân. Từ những kết quả trên, Hội LHPN huyện Chư Sê đã làm chuyển biến về chất lượng, hiệu quả vận động, tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tự vươn lên của mỗi người dân. Đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo đã cố gắng, chủ động tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất, tạo việc làm để gia đình giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.