Phụ tải điện tăng cao, nhiều hồ thủy điện kiệt nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11-4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong quý I năm 2016, nhu cầu phụ tải tăng trưởng 13,08%, cao hơn 2% so với kế hoạch.
 

Mực nước một số hồ thủy điện đang bị ảnh hưởng do hạn hán nhưng EVN vẫn đảm bảo cung ứng đủ điện cho mùa khô 2016.
Mực nước một số hồ thủy điện đang bị ảnh hưởng do hạn hán nhưng EVN vẫn đảm bảo cung ứng đủ điện cho mùa khô 2016.

Riêng trong tháng 3, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 14,92 tỷ kWh, thời điểm cao nhất là 507,81 triệu kWh; công suất cực đại là 24.638 MW (ngày 22-3). Lũy kế quý I năm 2016, sản lượng toàn hệ thống đạt 40,9 tỷ kWh, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm 2015.


Cũng trong quý 1, truyền tải trên hệ thống điện 500kV chủ yếu theo hướng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam với sản lượng truyền tải trên giao diện Bắc - Trung 2,97 tỷ kWh, Trung - Nam 1,88 tỷ kWh; sản lượng truyền tải chiếm 13,5% nhu cầu phụ tải miền Trung và miền Nam.

Theo tính toán của EVN, với mức dự kiến tăng trưởng phụ tải khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tháng 4 dự kiến phụ tải của hệ thống điện có thể đạt tới 505 triệu kWh/ngày, tháng 5 và 6 khoảng 540 triệu kWh/ngày; công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống trong các tháng mùa khô quý II có thể lên tới 28.730 MW.

Trong khi đó, khó khăn hiện nay là khu vực miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Lưu lượng nước về tại hầu hết các hồ thủy điện trong khu vực đều giảm thấp hơn so với giá trị trung bình nhiều năm, trong đó nhiều hồ có giá trị lưu lượng nước về cực hạn trong chuỗi quan trắc nhiều năm như: Bản Vẽ, Hủa Na, Cửa Đạt, Quảng Trị, Bình Điền, A Vương, Đak Rinh, Ka Nak, Krông H’năng, Plei Krông, Ia Ly, Hàm Thuận, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Trị An, Thác Mơ...

Tổng lượng nước về các hồ thủy điện miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam hiện chỉ đạt 3,29 tỷ m³, thấp hơn dự kiến 1,84 tỷ m³. Trước dự báo rất khó khăn về nguồn nước hiện nay, EVN đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nhằm ưu tiên đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, dịch vụ của người dân, sau đó mới đến chăn nuôi gia súc, sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp, sản xuất điện.

EVN cũng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc điều hành khai thác hợp lý các nguồn điện để cấp điện đầy đủ và an toàn cho tới cuối mùa khô. Trong đó, các hồ thủy điện miền Trung - Tây Nguyên và miền Nam được điều tiết, khai thác tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu cung cấp nước cho hạ du. Huy động cao các nguồn điện than, khí, nhiệt điện chạy dầu và vận hành an toàn, tin cậy hệ thống truyền tải điện liên kết các miền. Qua tính toán, cân bằng cung - cầu điện năng, EVN khẳng định hệ thống điện quốc gia đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải trong quý II-2016.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam xếp chót bảng

(GLO)- 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Song, giá hồ tiêu của Việt Nam xếp chót bảng so với nhiều nước.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.