Hàng Tết vẫn đang… đợi khách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để phục vụ buôn bán dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, nhiều cửa hàng tạp hóa, siêu thị đã bắt đầu “bung” hàng Tết. Mặc dù giá cả khá ổn định, thậm chí một số mặt hàng còn thấp hơn so với năm ngoái, thế nhưng lượng khách mua sắm vẫn khá khiêm tốn.

Dù là chợ đầu mối lớn nhất của tỉnh, song tình hình buôn bán hàng Tết tại Trung tâm Thương mại Pleiku khá trầm lắng, nhất là mặt hàng bánh mứt Tết, lượng khách mua sắm chỉ lác đác vài người. Theo một số tiểu thương kinh doanh hàng bánh kẹo ở chợ thì năm nay hàng bán rất chậm, chủ yếu là nhập về huyện, khách lẻ rất ít mua ở chợ. Vừa đưa tay đuổi ruồi, chị Mai-một tiểu thương bán bánh mứt than vãn: “Năm nay giá cả khá ổn định, thậm chí một số mặt hàng còn rẻ hơn năm ngoái, như hạt dưa chỉ còn 90.000-100.000 đồng/kg (năm ngoái 135.000 đồng/kg), giá bán một số loại bánh mứt tăng lên nhưng có loại cũng giảm 3.000-5.000 đồng/kg, nhưng khách vẫn chẳng ghé mua”.

 

Hàng Tết đang đợi khách.                                                              Ảnh: L.L
Hàng Tết đang đợi khách. Ảnh: L.L

Tại Siêu thị Tam Ba (TP. Pleiku), các mặt hàng bánh mứt khá phong phú từ hàng sản xuất trong nước (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) cho đến hàng nhập khẩu từ Thái Lan được bày bán. Bà Hạ Phương-đại diện Siêu thị Tam Ba cho biết: “Siêu thị bắt đầu dọn bán hàng bánh mứt Tết từ mùng 6 tháng Chạp năm Ất Mùi, tuy nhiên năm nay hàng bán khá chậm. Trong khi năm ngoái, Siêu thị dọn bán sớm hơn 4 ngày (từ mùng 2 tháng Chạp) nhưng ngay từ những ngày đầu lượng khách mua sắm đã rất đông”. Cũng dọn bán hàng bánh mứt được một tuần nay, nhưng tình hình buôn bán tại cửa hàng tạp hóa Cô Chanh (đường Lê Lợi, TP. Pleiku) không khá hơn là mấy. Theo chủ tiệm tạp hóa thì đa số là khách mua hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, chỉ một vài khách mua bánh mứt Tết. Hy vọng qua rằm lượng khách mua sắm sẽ đông hơn.

Trong khi mặt hàng bánh mứt vẫn còn hy vọng, thì những tiểu thương kinh doanh các mặt hàng khác, như giày dép, quần áo… thì đây là thời điểm gần như đã chạm “đích”. Theo chị Nguyễn Thị Thanh-tiểu thương kinh doanh quần áo trong Trung tâm Thương mại Pleiku thì: “Quần áo giờ này không bán được thì coi như xong”. Còn với chị Nhan-kinh doanh giày dép thì tiệm đã ngưng nhập hàng, giờ chỉ bán hàng còn lại sau khi bỏ sỉ. Hơn nữa, do tình hình buôn bán ế ẩm nên phải có đơn hàng từ trước thì các nhà sản xuất, nhập khẩu mới làm.

Hiện giá cả thực phẩm trên địa bàn khá ổn định; dạo quanh một số chợ hầu như chưa có mặt hàng nào tăng giá. Chẳng hạn, giá thịt heo nạc 90.000 đồng/kg, ba chỉ 80.000 đồng/kg, sườn non từ 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg; giá thịt bò từ 180.000 đồng đến 220.000 đồng/kg; thịt gà ta 130.000 đồng/kg; cá thu 220.000 đồng/kg… Theo một số tiểu thương kinh doanh thực phẩm thì khả năng tăng giá thực phẩm dịp Tết là rất ít, chỉ một vài mặt hàng, như cá thu, thịt bò còn hầu hết là giữ giá. “Do bán toàn khách quen nên mình sẽ không tăng giá thịt vào dịp Tết, nếu có thì chỉ tăng giá thịt heo nạc để bù vào phần thịt mỡ khó bán trong Tết nhưng cũng chỉ tăng 3.000-5.000 đồng/kg”-chị Thắng-tiểu thương kinh doanh tại chợ Nhỏ (phường Hội Thương, TP. Pleiku) cho biết.

Ngược với thực phẩm, giá bán trái cây trên thị trường bắt đầu tăng nhẹ, từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/kg, nhất là những loại trái cây thường được dùng để cúng. Cụ thể, giá mãng cầu tăng từ 45.000 đồng/kg lên 50.000 đồng/kg, giá cam từ 32.000 đồng/kg tăng lên 35.000 đồng/kg, thanh long từ 25.000 đồng/kg tăng lên 30.000 đồng/kg.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

Gia Lai nâng tầm sản phẩm OCOP theo chiều sâu

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 305 sản phẩm còn trong hạn sử dụng nhãn hiệu OCOP. Bên cạnh việc xúc tiến, quảng bá tiêu thụ, các chủ thể cũng chú trọng đầu tư nâng tầm sản phẩm OCOP nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025. Ảnh Hà Duy

Giám sát công tác thực hiện kế hoạch đầu tư công tại thị xã Ayun Pa

(GLO)-Chiều 17-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND thị xã Ayun Pa về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.