Thị trường bất động sản: "Bong bóng" bao giờ xì hơi?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thị trường ế ẩm, giao dịch kém nhưng giá vẫn tăng lên từng ngày là nét “đặc trưng” của thị trường nhà đất hiện nay. Để giá đất quay về giá trị thực là một bài toán khó chưa có lời giải.

Giao dịch giảm nhưng giá vẫn cao
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Theo thống kê của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất TP. Pleiku thì tình hình giao dịch nhà đất trong những năm gần đây ít sôi động và chiều hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2011, lượng hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa của văn phòng là 38.513 bộ, năm 2012 là 31.856 bộ, năm 2013 giảm xuống còn 29.950 bộ. Riêng trong 9 tháng năm 2014 lượng hồ sơ văn phòng tiếp nhận là 26.456 bộ. Mặc dù vậy, giá cả nhà đất tại Gia Lai hiện vẫn nằm ở mức khá cao, nhất là khu vực trung tâm thành phố, tại các khu đất “vàng”, đắc địa tập trung buôn bán sầm uất như: Trần Phú, Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Nguyễn Tất Thành… giá đất vẫn cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, tại khu nhà liền kề đường Trần Phú (nối dài)-nơi tập trung các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động giá mỗi căn nhà (thường là 3 lầu trở lên với diện tích mặt bằng 4 mét ngang x 20 mét dài) được rao bán khoảng 7-8 tỷ đồng. Theo tính toán một chuyên gia bất động sản, trị giá xây dựng căn nhà 3 lầu dù tính kịch kim cũng khoảng 2 tỷ đồng, còn lại tiền đất khoảng 5-6 tỷ, tính ra khoảng 1,2-1,5 tỷ đồng/mét ngang (trừ đất tại các dự án hầu hết thị trường đất Gia Lai đều được tính bằng mét ngang).

Giá nhà đất tại các khu vực lân cận cũng cao không kém, tại các tuyến đường Lê Quý Đôn, Tô Vĩnh Diện, Quyết Tiến… mỗi mét ngang cũng dao động từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng. Các hẻm nhỏ cũng có giá 50-70 triệu đồng/mét ngang, còn những khu xa trung tâm ở các phường như Thắng Lợi, Yên Thế… giá mỗi lô 150-200 triệu đồng/lô 5 mét. Đối với phân khúc này thị trường nhà đất có vẻ khởi sắc hơn, chủ yếu là nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công chức, người lao động có thu nhập thấp-những người có nhu cầu thực sự. Tuy nhiên, theo một số người thì giá cả vẫn khá cao. Chị Hoàng Linh-một công chức cho biết: Với khả năng của mình chỉ có thể mua một căn nhà trong hẻm với giá tầm 300-400 triệu đồng tuy nhiên rất khó kiếm, những căn nhà phù hợp hoặc là giá quá cao hoặc phải đi rất xa”.

Đất dự án “ngắc ngoải”

 

Ảnh: Thanh Nhật
Ảnh: Thanh Nhật

Mặc dù theo giới buôn bất động sản ở Gia Lai thì tình hình giao dịch nhà đất trên thị trường hiện có dấu hiệu “sáng” hơn một chút, nhất là sau khi lãi suất ngân hàng giảm, một số nhà đầu tư quay lại đầu tư vào đất thay vì gửi vào ngân hàng như trước kia. Tuy nhiên, theo một “cò” đất ở TP. Pleiku thì hiện tại thị trường nhà đất đang ở giai đoạn thả lỏng tự do, những người thực sự có nhu cầu bán mới bán, người mua cũng vậy. Hầu như mua để đầu cơ rất ít, trừ một vài trường hợp người đầu tư có tiền dư, nhưng họ chỉ đầu tư vào những nơi “đắc địa” có lãi trong thời gian ngắn và gần như không vay ngân hàng để đầu tư bất động sản.

Vì vậy, lượng giao dịch đối với đất dự án vẫn ảm đạm, thậm chí có dự án bán lỗ hơn giá đầu tư nhưng vẫn không có khách hàng, chỉ một vài dự án còn “trụ” được. Theo ông Đỗ Xuân Tuấn-Giám đốc kinh doanh tại Gia Lai của Công ty cổ phần Tài chính và Phát triển doanh nghiệp FBS (chủ đầu tư dự án Khu Đô thị Hoa Lư- Phù Đổng) thì hầu như ngày nào Công ty cũng có khách đến hỏi mua đất, bình quân mỗi tháng có khoảng 10 khách hàng đến giao dịch trao đổi, chuyển nhượng lại hợp đồng. Đó là nhờ những thuận lợi có sẵn như gần Quảng trường Đại Đoàn Kết, nằm dọc bên đường Nguyễn Tất Thành và một số công trình khác nên thu hút được đông khách hàng. Đặc biệt, mới đây (tháng 9-2014) dự án đã được UBND tỉnh ra quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng phù hợp với thực tế hiện nay. Trong đó, giảm đất dành cho khu biệt thự, thương mại và tăng đất nhà ở khu liền kề, đất tái định cư, đất nhà trẻ... Ngoài ra, một số lô đất ở được điều chỉnh mở đường giao thông kết nối với dự án suối Hội Phú.

Cung nhiều, cầu cũng có nhưng giá cao khiến thị trường nhà đất Gia Lai bị thổi lên như chiếc bong bóng. Để giá nhà đất quay về giá trị thực sự nên chăng cần có sự tách biệt giữa 2 phân khúc rõ ràng, ở phân khúc dành cho cán bộ, công chức và người có nhu nhập thấp-những người có nhu cầu thực sự cần có chính sách hỗ trợ cụ thể.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.