Đời sống công nhân thời cao su rớt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hiện nay, giá mủ cao su bán ra chỉ còn 35,5 triệu đồng/tấn, lỗ khoảng 5 triệu đồng/tấn, khiến nhiều doanh nghiệp và đời sống công nhân gặp muôn vàn khó khăn. Thu nhập quá thấp khiến nhiều công nhân phải bỏ nghề.

Thu nhập thấp
 

 Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang cấp gạo cho công nhân nghèo. Ảnh: Đinh Yến
Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang cấp gạo cho công nhân nghèo. Ảnh: Đinh Yến

Những năm trước đây, nhiều công nhân cạo mủ cao su ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên địa bàn Gia Lai có thu nhập khoảng 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Song vào thời điểm hiện tại, không ít lao động thuộc lĩnh vực ngành nghề này đang rơi vào tình cảnh khốn đốn. Chị Xum (làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Pah) vào làm công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah từ năm 2002, cho biết: Lương hiện chỉ còn khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Lương ít không đủ chi tiêu làm cho đời sống gia đình mình hết sức bấp bênh.
 

Theo thống kê, Gia Lai có khoảng 120.000 ha cao su và hơn 40.000 cán bộ, công nhân, người lao động  làm việc ở hơn 30 doanh nghiệp kinh doanh cao su.

Vợ chồng Y Nêu (thôn Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa) là công nhân Đội 6, Nông trường Hòa Bình (Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang) thổ lộ: Vợ chồng mình làm công nhân được 7 năm nhưng đành phải bỏ việc. Thật lòng, vợ chồng mình không muốn nghỉ việc vì nghỉ lúc này coi như mất hết các chế độ dành cho người lao động. Trong 2 năm trở lại đây, lương chỉ được 2 triệu đồng/người/tháng, cộng với thời tiết mưa nhiều sản lượng mủ cạo không đạt nên thu nhập lại càng thấp hơn.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trên địa bàn tỉnh lương công nhân cao su điều chỉnh giảm 10% đến 30%, bình quân đạt 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng/người/tháng. Lãnh đạo Phòng Tổ chức-Tiền lương-Lao động Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê, cho biết: Năm 2014, lương của người lao động giảm còn 80% so với năm 2013, bình quân khoảng 4,8 triệu đồng/người/tháng. Riêng đối với công nhân đang làm ở các công ty chuyển rừng nghèo sang trồng cao su tại 3 huyện: Chư Prông, Chư Pưh, Mang Yang, mức lương trung bình cũng chỉ đạt 2 triệu đồng đến 2,5 triệu đồng/người/tháng. Với thu nhập như vậy, đời sống công nhân gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những gia đình công nhân mới vào nghề, chỉ có lương, không có nguồn thu từ kinh tế phụ gia đình, khó lại chồng khó.

Hàng ngàn công nhân bỏ việc

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trao đổi với chị Nguyễn Thị Hoài-nguyên là công nhân khai thác, chăm sóc, Nông trường Đoàn Kết (Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang), cho biết: Công nhân cạo mủ phải kiêm luôn cả việc trồng mới, chăm sóc phần cây diện tích nhận khoán, công việc có khi bắt đầu từ 1-2 giờ sáng đến tối mới xong. Nhiều công nhân nhận khoán vườn cây một mình không thể làm hết phần việc để kịp thời vụ, họ đành phải thuê thêm người làm. Vì thế, tiền lương của công nhân phải chia cho người làm, lương thu không đủ chi, chúng tôi đành phải bỏ nghề cạo mủ để tìm việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống.

Tìm hiểu thực trạng này tại một số công ty cao su trên địa bàn tỉnh, được biết, hầu như công ty cao su nào cũng có nhiều công nhân bỏ việc vì thu nhập sụt giảm do giá mủ liên tục rớt giá trong 2 năm qua. Trong đó, hai Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang và Chư Sê là những đơn vị có công nhân bỏ việc nhiều nhất. Ông Lê Đình Bửu-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Công ty có khoảng 400 công nhân nghỉ việc. Do giá mủ cao su giảm mạnh, tiền lương và chế độ của người lao động bị cắt giảm quá nửa, quần áo bảo hộ lao động những năm trước được phát 2 bộ/năm thì năm 2014 này giảm còn 1 bộ/năm. Vì thế, nhiều công nhân không yên tâm gắn bó vườn cây nên đã bỏ vườn.

 

Sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông sản xuất tới đâu bán hết tới đó. Ảnh: Đinh Yến
Sản phẩm mủ cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông sản xuất tới đâu bán hết tới đó. Ảnh: Đinh Yến

…Tuy nhiên, qua trao đổi với một số công nhân cao su gắn bó lâu năm với doanh nghiệp, phần lớn người lao động vẫn khá yên tâm với sự biến động này, bởi họ gắn bó vườn cây lâu năm, có vốn tích lũy; có  vườn cà phê, tiêu, cao su, thu nhập từ kinh tế phụ gia đình, nên trong giai đoạn khó khăn này, họ vẫn sống được và sẽ vẫn “thủy chung” với vườn cây cao su, chờ thời…

Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.