Bài cuối: Giá cước và hàng hóa có quay về giá trị thực?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo chủ một cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng (đề nghị giấu tên) thì chuyện “lọt” xe quá tải vẫn xảy ra. Bằng chứng là mấy hôm trước chị vẫn phải trả cho nhà xe đầy đủ tiền cước cho xe 40 tấn; trong khi chiếc xe đó theo quy định chỉ chở được 20 tấn. “Bức xúc ở đây là mình phải trả theo giá cước cao trong khi nhà xe chở quá tải, khoản tiền chênh lệch này đâu có nhỏ, cộng vào giá thành, bán ra đắt quá cũng khó”-chị cho biết. Đem chuyện này hỏi một số lái xe được biết trường hợp quá tải vẫn có nhưng khó khăn hơn vì chi phí qua các “chốt” cũng tăng lên hoặc phải nằm chờ canh lúc đổi ca...

Vật liệu xây dựng là một trong những mặt hàng chịu mức cước tăng cao.        Ảnh: Lê Lan
Vật liệu xây dựng là một trong những mặt hàng chịu mức cước tăng cao. Ảnh: Lê Lan

Ông Trần Đình Kha-Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Vận tải Pleiku cho biết: Đơn vị mong muốn việc thực hiện phải đồng bộ, nghiêm túc và công bằng, chứ địa phương này một kiểu địa phương kia một kiểu sẽ rất khó cho đơn vị. Đó là chưa kể chỗ làm chặt, chỗ lỏng ảnh hưởng đến tâm lý lái xe của anh em xã viên, đồng thời dễ dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh trong giới xe tải. Trao đổi với ông Tạ Quang Hùng-Chánh Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải Gia Lai được biết, chuyện thiếu thống nhất giữa các địa phương là có, chính những tỉnh làm tốt lại chịu áp lực hơn. Theo ông Hùng thì nên ra quân đồng loạt và cần có sự phối hợp hơn nữa giữa các địa phương. Chẳng hạn nếu Gia Lai kiểm tra xe xuống thì Bình Định kiểm tra xe lên. Như vậy, vừa tránh chồng chéo, đảm bảo an toàn vừa tạo điều kiện cho xe lưu thông.

Bên cạnh đó, trường hợp một số doanh nghiệp vận tải hay cơ sở sản xuất, cửa hàng kinh doanh lợi dụng “té nước theo mưa” để tăng giá các mặt hàng cũng có khả năng xảy ra hoặc trường hợp dù trong kho còn hàng tồn nhưng vẫn bán với giá mới cao hơn… Để ngăn chặn thực trạng trên, ông Phan Minh Túc-Phó Giám đốc Sở Công thương, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường Gia Lai cho biết: Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tăng cường hơn trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, việc xây dựng giá là của doanh nghiệp, đơn vị chỉ có thể kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện trường hợp găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý (đối với những mặt hàng Nhà nước quản lý như xăng dầu, lương thực, sữa…) đơn vị sẽ xử lý, trường hợp nặng có thể kiến nghị thu hồi giấy phép kinh doanh.

 

Ảnh: Tiến Thao
Ảnh: Tiến Thao

Có thể nói, chủ trương tổng kiểm tra xe quá khổ, quá tải đã tác động một “đòn” rất mạnh vào ngành vận tải vốn dĩ đã mắc bệnh “quá tải” mãn tính từ rất lâu, đến nỗi xem đó như một thực trạng và việc chở quá tải giống như chuyện “bình thường” bấy lâu nay. Kết quả từ việc tổng kiểm tra trên thì chưa thể nói trước được nhưng sự ảnh hưởng thị trường, tác động trực tiếp đến đời sống người dân thì đã hiện lên rõ. Nói về giải pháp quản lý giá cũng như việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, ông Nguyễn Tấn Đức-Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: “Giải pháp phải ở tầm vĩ mô chứ ở tỉnh thì không thể can thiệp được thị trường vì tỉnh không có quỹ bình ổn. Hơn nữa Gia Lai chủ yếu là tiêu thụ đầu cuối, các đơn vị sản xuất ở nơi khác nên để kiểm tra giá bán có hợp lý hay không là rất khó. Tự cơ chế thị trường sẽ điều chỉnh mặt bằng giá một cách khoa học”.

Đây cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm, nếu như giá bán bị đội lên vì chi phí vận chuyển, vậy thì việc tự sản xuất tại địa phương và sử dụng sản phẩm địa phương cũng là vấn đề cần đặt ra. Đơn cử như Gia Lai có tới 2 nhà máy sản xuất xi măng, thế nhưng thị trường trong tỉnh lại không ưa chuộng, sản lượng năm 2012 chỉ đạt 46.816 tấn, năm 2013 chỉ đạt 35.000 tấn trong khi kế hoạch đặt ra đến 112.000 tấn. Theo nhiều người trong ngành xây dựng thì chất lượng xi măng Gia Lai kém (do công nghệ cũ lò đứng và chỉ sản xuất được mác 350) nên ít sử dụng, đa số dùng xây tường rào và công trình phụ nên rất khó bán, chủ yếu là ở vùng sâu, vùng xa. Hay như mặt hàng gạch, tuy Gia Lai có đến 5-6 nhà máy lớn, vậy nhưng khi xây dựng người ta vẫn ưa chuộng dùng gạch Kon Tum hoặc Bình Định. Tương tự, đối với nông nghiệp, tỉnh ta vẫn chưa có một nhà máy phân bón quy mô, chủ yếu vẫn là chuyển từ nơi khác đến, nếu có thì cũng sản xuất nhỏ lẻ hoặc là chi nhánh của các công ty tỉnh khác...

Rõ ràng giải quyết vấn đề giá cước vẫn chỉ là vấn đề ngọn, còn vấn đề gốc là tự sản xuất hay bình ổn thị trường thì vẫn còn bỏ ngỏ cần được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm hơn nữa. Có vậy, nền kinh tế của tỉnh mới có thể phát triển lâu dài và bền vững.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.