Nguy cơ bị phá vỡ cơ cấu cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đã gieo trồng được trên 185.666 ha/193.172 ha cây trồng vụ mùa, đạt 96,1% kế hoạch.

Ngoài cây lúa nước, lúa rẫy đã hoàn thành kế hoạch gieo trồng, năm nay nhiều loại cây trồng tăng mạnh về diện tích như: mì 52.114 ha, đạt 104% kế hoạch và bằng 101% so với cùng kỳ năm ngoái; mía trồng mới 873 ha đạt 138% kế hoạch, bằng 107% cùng kỳ năm ngoái; tiêu trồng mới 811,7 ha; rau dưa các loại 16.804 ha đạt 127% kế hoạch. Trong khi đó các loại cây trồng khác như bông vải, bắp và cây trồng hàng năm… khó đạt kế hoạch.

 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Đánh giá của cơ quan chuyên môn và các địa phương cho thấy: Vụ mùa 2013 gặp rất nhiều thuận lợi so với những năm trước. Ngay từ đầu vụ, mưa rải đều ở khắp các khu vực cùng với sự hỗ trợ kịp thời giống, phân bón từ các nguồn sản xuất khác nhau giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Bên cạnh đó, giá cả các mặt hàng nông sản duy trì ở mức có lãi, đặc biệt giá hồ tiêu ổn định ở mức 120.000 đồng/kg khiến nông dân tập trung đầu tư mạnh vào loại cây trồng này. Cùng với đó, giá mì cao hơn năm ngoái 1.000-2.000 đồng/kg, trong khi giá mía dù thấp hơn nhưng vẫn giữ được sự ổn định hơn những cây trồng khác.

Từ đó dẫn đến người dân các huyện Mang Yang, Đak Đoa… đua nhau trồng các loại cây này (nhất là hồ tiêu) bất chấp khuyến cáo về tình hình sâu bệnh gây hại của cơ quan chức năng. Việc diện tích mía, mì, hồ tiêu năm nay tăng mạnh, không theo quy hoạch định hướng đã dẫn đến nhiều hệ lụy rất khó lường. Đặc biệt là công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến và chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Lịnh- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thẳng thắn nhìn nhận: “Hầu hết nông dân chạy theo giá cả thị trường để lựa chọn cây trồng, bất chấp những rủi ro mà ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo trong thời gian qua, dẫn đến nguy cơ phá vỡ cơ cấu cây trồng trong thời gian tới.

Trước thực tế này, ngành cũng đã nhiều lần định hướng cụ thể cho các địa phương không nên chạy theo giá cả, nên hướng dẫn nông dân tập trung đầu tư thâm canh những giống mới năng suất chất lượng cao; cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch để giảm bớt chi phí đầu tư. Cùng với đó là việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ công tác tưới tiêu dồn điền đổi thửa. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của ngành hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản chủ lực như tiêu, cà phê, mía, mì. Có như vậy thì mới hy vọng cây trồng phát triển ổn định về diện tích, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu cây trồng,  xây dựng các vùng chuyên canh thuận lợi hơn”.

Hiện tại, nông dân các địa phương đang khẩn trương thu hoạch các loại cây trồng vụ 1 (chủ yếu bắp và rau đậu các loại) với năng suất bắp bình quân 40-45 tạ/ha để tiếp tục xuống giống cây trồng vụ 2. Tuy nhiên, với giá bán bắp, rau đậu các loại thấp và bấp bênh như hiện nay, việc nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác là điều khó tránh khỏi. Nguy cơ phá vỡ cơ cấu cây trồng trong vụ mùa năm nay đã hiện ra trước mắt.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.