Rèn nhân cách, luyện kỹ năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 10 ngày trải nghiệm cùng chương trình “Học kỳ trong quân đội” tại Tiểu đoàn Bộ binh 50 (huyện Đức Cơ), 112 “chiến sĩ nhí” đến từ các địa phương trong tỉnh đã trở về với gia đình. Những điều học được từ chương trình sẽ là hành trang bổ ích, giúp các em tự tin, trưởng thành hơn trong chặng đường dài phía trước.

Học làm chiến sĩ

Ngay khi đặt chân đến Tiểu đoàn Bộ binh 50, các “chiến sĩ nhí” đã được cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn phổ biến, hướng dẫn nội quy, kỷ luật quân đội. 112 “chiến sĩ nhí” được chia thành 8 tiểu đội, tham gia học tập, huấn luyện và sinh hoạt theo thời gian biểu của quân đội. Vốn đã quen với sự nuông chiều, bao bọc của bố mẹ, những ngày đầu, khi tiếng kẻng báo thức vang lên, nhiều em lén thở dài rồi lóng ngóng tập làm quen với những công việc như tự gấp chăn màn “vuông như viên gạch” hay giặt quần áo… Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn, các em phải tự rửa chén đũa và bảo quản đồ dùng cho những bữa tiếp theo. Những trải nghiệm này vừa là cơ hội, vừa là thử thách để các em rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

 

Các học viên học cách gấp nội vụ. Ảnh: P.L
Các học viên học cách gấp nội vụ. Ảnh: P.L

Từ cảm giác bỡ ngỡ, bị ép vào khuôn khổ, các “chiến sĩ nhí” đã dần hình thành ý thức tự giác trong mọi hoạt động rèn luyện và sinh hoạt. Các em sẵn sàng trải nghiệm những nội dung huấn luyện như: học gấp nội vụ, điều lệ đội ngũ tay không, học 24 động tác thể dục buổi sáng, 16 động tác võ tay không… Từ những nội dung này, các em đã học được rất nhiều điều, nhất là tính kỷ luật, gọn gàng, ngăn nắp. Sau những ngày rèn luyện vất vả đầy nắng gió, các em đã cứng cáp hơn rất nhiều. Em Tạ Quang Huy (12 tuổi,  lớp 7/9, Trường THCS Nguyễn Du) chia sẻ: “Là một trong 8 bạn được Ban tổ chức khen thưởng vì đạt thành tích xuất sắc, em cảm thấy rất vui và vinh dự. Em đã học được tính kỷ luật, tính tự lập và tự tin hòa nhập với các hoạt động tập thể. Khi về nhà, em sẽ cố gắng dậy sớm để tập thể dục, tự xếp chăn màn không để ba mẹ phải nhắc nhở nữa”.

Thượng úy Phạm Văn Tuấn-Đại đội trưởng Đại đội Bộ binh 3 (Tiểu đoàn Bộ binh 50), phụ trách chính chương trình huấn luyện Học kỳ trong quân đội năm 2016, cho biết: Với chủ đề “Tôi là chiến sĩ”, các học viên sẽ thực hiện theo chế độ sinh hoạt quân ngũ. Nội dung học tập chủ yếu để các em trải nghiệm, làm quen và biết nơi sinh sống của các chú bộ đội. Đây là cơ hội tốt để phổ biến những kiến thức quốc phòng an ninh và giáo dục lòng yêu nước, giáo dục kỹ năng sống cho các em.

Rèn kỹ năng sống

Bên cạnh các bài học về tác phong người chiến sĩ, các em còn được tham gia nhiều hoạt động kỹ năng như: kỹ năng sinh tồn-thích nghi, thói quen có ích và kỹ năng giao tiếp tuổi teen, các trò chơi lớn, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích….  Hàng đêm, các em được giao lưu văn nghệ với các chiến sĩ, sĩ quan của Tiểu đoàn Bộ binh 50. Trong một môi trường lành mạnh không máy tính, điện thoại hay các trò chơi điện tử, các học viên có nhiều thời gian để giao tiếp, tâm sự, chia sẻ với nhau, từ đó tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các chiến sĩ.  Em Lê Thị Bảo Uyên (14 tuổi, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) hồ hởi khoe: “Ở đây, em được vui chơi thoải mái trong các trò chơi té nước, nhảy bao bố, team building… hết sức vui nhộn. Em còn quen thêm nhiều người bạn ở những địa phương khác trong tỉnh, chúng em đã xin địa chỉ để liên lạc sau này. Những ngày đầu, em thấy nhớ nhà và muốn về lắm nhưng khi gần hết chương trình thì chỉ muốn thời gian chậm lại”.

Đêm “Giã từ sự gian dối” cũng là một nội dung đặc biệt mà Ban tổ chức đem đến cho các học viên. Từ những câu chuyện về tình cảm gia đình, về tình bạn… các anh chị điều phối viên đã khơi gợi cảm xúc để các “chiến sí nhí” dũng cảm đối diện sự thật và nhận ra lỗi lầm của mình. Trong những lá thư viết gửi về cho gia đình, nhiều em đã tự hào kể cho bố mẹ nghe những thành tích mà bản thân có được sau những ngày tham gia hoạt động như: biết giặt quần áo, dậy sớm, trồng rau, quen nhiều người bạn mới... Có lẽ, chính sự vui tươi, tự tin và những chia sẻ đầy yêu thương của các em, đã phần nào xua đi sự lo lắng của các bậc phụ huynh. Bà Trần Hoài Ngân Trang-phụ huynh em Phạm Mỹ Uyên xúc động chia sẻ: “Khi cho cháu tham gia chương trình, tôi khá lo lắng vì cháu chưa rèn được tính tự lập, lại khá rụt rè, ít giao tiếp với người lạ. Thế nhưng nghe cháu viết thư kể về kỷ niệm trong những ngày xa gia đình, thấy con tự tin hơn, không còn nhút nhát như trước, tôi rất mừng. Chương trình thực sự là môi trường rèn luyện bổ ích, có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ ngày nay”.

10 ngày tham gia chương trình Học kỳ trong quân đội, 112 học viên đã thực sự gắn kết như một “đại gia đình”. Chia tay chương trình, chia tay bạn bè, những cái ôm, sự tiếc nuối và có không ít những giọt nước mắt đã rơi. Tất cả các học viên đều ước giá như chương trình kéo dài thêm nữa, để các em được sống, được chia sẻ và được trải nghiệm nhiều hơn. Tuy thời gian rèn luyện trong môi trường quân ngũ không nhiều, khi trở về với cuộc sống thường nhật, với những nội dung mà em đã học tập, rèn luyện, tin chắc rằng, những “chiến sĩ nhí” sẽ tiếp tục hoàn thiện nhân cách, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.

Phan Lài

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.