Cần quy hoạch khu chợ thủy sản Tp Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ TP. Pleiku theo quốc lộ 19 xuống Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) hay theo quốc lộ 25 xuống Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đều chỉ trên dưới 200 km. Đặc biệt, những năm qua, các tuyến quốc lộ này đã được nâng cấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đi lại, giao thương hàng hóa giữa cao nguyên và vùng Duyên hải miền Trung.  
Phố núi Pleiku cần bố trí một chợ cá đúng nghĩa để người dân thuận tiện mua bán. (ảnh nguồn internet)
Phố núi Pleiku cần bố trí một chợ cá đúng nghĩa để người dân thuận tiện mua bán. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Các tỉnh ven biển nước ta có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt hải sản. Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc cho vay vốn đóng tàu cá công suất lớn, nghề đánh bắt hải sản càng có điều kiện phát triển. Ngư dân các tỉnh Trung Trung bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều đã có đội tàu công suất 400 CV trở lên, nhờ vậy mỗi vụ đánh bắt thu được một lượng lớn hải sản, không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn cho xuất khẩu. Song song với nghề đánh bắt, người dân các tỉnh miền Trung còn phát triển nghề nuôi thủy sản trong đầm nước lợ với các loài phổ biến như: cua, ghẹ, tôm, cá, sò, sìa…
Vài chục năm trước, hải sản là món xa xỉ đối với người dân Pleiku. Chắc nhiều người còn nhớ, bấy giờ, các quán trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đường Yên Đổ luôn đắt khách với các món: mực ống, mực cơm, sìa, ghẹ, cua, cá thu, cá ngừ đại dương… Những ai đến đây thường xuyên không chỉ thể hiện rằng mình thuộc giới có tiền mà còn là người biết hưởng thụ. Bây giờ có lẽ chính nhờ giao thông thuận lợi nên người dân Pleiku đã có thể thưởng thức tại chỗ nhiều loại hải sản tươi sống không khác gì người phố biển. Thậm chí, nhiều chủ nhà hàng còn đặt mua cả những con tôm hùm đưa về nuôi trong môi trường nước biển, thực khách thích thì có thể làm món tiết canh.
Tất cả các chợ và siêu thị thực phẩm ở Pleiku đều có quầy bán thủy sản với các mặt hàng thông dụng như đã nêu. Tuy nhiên, vào buổi chiều, nhiều bà nội trợ vẫn thích đến chợ Phù Đổng hay “chợ” hải sản trên đường Lê Lai để mua. Họ cho biết sở dĩ thường đi chợ buổi chiều là vì các loại hải sản ở đây được các tàu cá đánh bắt đưa về cảng Quy Nhơn, Tuy Hòa vào buổi sáng, sau đó thương lái thu gom và vận chuyển đi các tỉnh cao nguyên nên vẫn còn tươi. Và có thể coi đây như là một hệ thống phân phối thông qua các vựa, chẳng hạn như hải sản lên đến Pleiku sẽ do 1-2 chủ vựa cá đảm nhận khâu cung ứng đến các hộ bán lẻ ở chợ theo đơn đặt hàng hàng ngày. 
Vì chi phí vận chuyển nên giá cả các loại hải sản ở Phố núi cũng nhỉnh hơn ở vùng Duyên hải. Giá một kg cá thu ở Pleiku gần 300 ngàn đồng, cá ngừ đại dương cao hơn chút ít, riêng mực nang, mực ống, bạch tuộc thì tùy theo mùa mà có thể sẽ lên xuống ở mức trên dưới vài trăm ngàn đồng/kg... Nói tóm lại, bất kỳ loại hải sản nào ở vùng Duyên hải miền Trung có thì ở Phố núi Pleiku cũng có, chỉ có điều là giá đắt hơn thôi!
Mặc dù là tỉnh cao nguyên song nhờ hệ thống ao, hồ, đập rải dày trên địa bàn nên nhiều năm qua các địa phương trong tỉnh cũng quan tâm phát triển nghề nuôi cá nước ngọt với các loại phổ biến như: rô phi, chép, mè, trôi… Vài năm gần đây, nhiều hộ còn nuôi cả cá lăng đuôi đỏ, cá tầm... phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Nhiều hộ nông dân ở Phú Thiện, Ayun Pa, Kbang, Chư Prông… đã thu vài trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá trong ao hồ.
Vừa có cá nước ngọt lại không thiếu các loại hải sản từ các tỉnh láng giềng miền Trung chuyển lên hàng ngày, nên chăng đã đến lúc Phố núi Pleiku cần bố trí một chợ cá đúng nghĩa để người dân thuận tiện mua bán.
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

Trao 27 suất quà cho đoàn viên, người lao động mắc bệnh hiểm nghèo ở huyện Đức Cơ và TP. Pleiku

(GLO)- Ngày 15-5, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Gia Lai cùng đại diện các Ban của LĐLĐ tỉnh thăm và tặng quà 6 đoàn viên, người lao động bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại huyện Đức Cơ, mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng.
Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

Ấm lòng bữa cơm 15 ngàn đồng

(GLO)- Hơn 4 năm qua, mỗi năm có gần 100 học viên là bộ đội xuất ngũ và học viên người dân tộc thiểu số được cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng Nghề số 21 (Binh đoàn 15) nấu những bữa cơm đảm bảo ăn no, đủ chất với giá chỉ 15 ngàn đồng.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai thăm hỏi, động viên gia đình có người bị nạn do sạt lở đất ở tỉnh Hà Tĩnh

(GLO)- Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai vừa cùng đoàn công tác đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân Đinh Sơn và Đinh Hlum (cùng trú ở xã Kông Chiêng, huyện Mang Yang) bị tử vọng do sạt lở đất tại tỉnh Hà Tĩnh.
Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.