Xây dựng trái phép chờ đền bù trên đường Hồ Chí Minh: Kiên quyết xử lý vi phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các tổ chức đoàn thể xã Nghĩa Hòa và huyện Chư Pah đang tích cực vận động 33 hộ dân xây dựng 44 công trình không phép tại thôn 3 và thôn 6 tự tháo dỡ. Trong tháng 3 này, các hộ dân không tự tháo dỡ, huyện sẽ thực hiện cưỡng chế.

Thấp thỏm... nhưng không tháo dỡ

Nhiều nhà rẫy chuyển thành nhà xây kiên cố chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G
Tường rào kiên cố quanh vườn cà phê. Ảnh: N.G

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh đô thị Pleiku đi qua địa bàn huyện Chư Pah, Ia Grai, Chư Prông và TP. Pleiku với chiều dài 30,33 km, tổng mức đầu tư 844,58 tỷ đồng. Đây là tuyến đường có vai trò và ý nghĩa quan trọng, giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Khi nghe thông tin này, nhiều hộ dân thuộc xã Nghĩa Hòa nghĩ rằng đường sẽ phóng qua khu vực đất nơi mình ở. Theo đó, ngay đầu năm 2016, người dân tại đây âm thầm tập trung vật liệu, dựng nhà ở, cơi nới các công trình phụ trợ, xây hồ chứa... chờ đền bù.


 

Những ngôi nhà dựng lên chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G
Những ngôi nhà dựng lên chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G

Vào giữa tháng 6-2016, UBND huyện Chư Pah chính thức công bố quy hoạch tuyến đường tránh đô thị Pleiku qua địa bàn huyện. Thời điểm này, người dân tại thôn 3 và thôn 6 đã biến con đường đất của thôn mình thành công trường thu nhỏ, nhiều người gọi vui đây là “khu đô thị mới”. Không chỉ dựng lên những căn nhà, có hộ xây hẳn bể chứa nước, chuồng trại chăn nuôi, tường rào kiên cố quanh vườn cà phê. Ngoài ra, người dân có đất 2 bên tỉnh lộ 673 cũng tiến hành trồng các loại cây trong khu đất của gia đình cùng chung mục đích “chờ phá”. Những ngày đầu tháng 3, các công trình được người dân xây mới đã hoàn thiện. Những ngôi nhà nằm sát bên nhau. Phần lớn các ngôi nhà đều chung tình cảnh cửa đóng, then cài không một bóng người. Theo một người dân tại thôn 3, để xây dựng được một căn nhà như vậy, chủ nhân bỏ ra trên 100 triệu đồng.

Sau nhiều lần dò hỏi tại thôn 3, chúng tôi gặp anh N.L.S. Anh S. thừa nhận: “Khi nghe thông tin đường Hồ Chí Minh đi qua đây, gia đình tôi bàn nhau xây thêm 1 hồ cá với kinh phí khoảng 40 triệu đồng”. Theo kết quả đo đạc mới nhất, nhà anh S. có 300 m2 nằm trong diện giải phóng mặt bằng, hồ cá cũng nằm trong số đó. “Các ngành chức năng đo đạc chứ chưa nói đền bù như thế nào, giá bao nhiêu. Từ khi thấy nhân viên đến đo đạc, nhiều người đã cho xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, nhiều người xây xong nhà nhưng lại không nằm trong diện giải tỏa. Còn số đông thuộc diện di dời và nóng lòng ngóng tin từng ngày chuyện bồi thường”-anh S. nói.

 

Tường bao thay cho các cọc rào thép gai. Ảnh: N.G
Tường bao thay cho các cọc rào thép gai. Ảnh: N.G

Không đền bù nếu xây dựng trái phép

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Chư Pah, đến nay có 34 hộ gia đình xây dựng mới với 44 công trình nằm trong phạm vi quy hoạch đường tránh. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hòa cũng đã lập hồ sơ vi phạm và ban hành quyết định đình chỉ công trình vi phạm. Trong số này có 1 hộ tại xã Hòa Phú đã tự tháo dỡ.

Ông Lê Văn Thành-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, cho biết: Sau khi phát hiện nhiều hộ dân tại thôn 3 và thôn 6 xây dựng nhà không phép, chúng tôi đã huy động cả hệ thống chính trị tuyên truyền, đi kèm với đó là kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn. Đối với những công trình đã xây, UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính. Có nơi, UBND huyện ra quyết định xử phạt.  

Hiện nay, UBND huyện Chư Pah đã lập nhiều phương án giải tỏa, trong đó có cả phương án cưỡng chế. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah thừa nhận: “Để xảy ra sự việc trên ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án là một phần trách nhiệm của huyện. Tiến độ bàn giao mặt bằng có chậm so với chỉ đạo của UBND tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập hội đồng cưỡng chế và lên các phương án tháo dỡ các công trình vi phạm. Trước khi tiến hành thực hiện tháo dỡ, huyện sẽ báo cáo UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo. Hiện tại, các cấp, ngành của huyện đã thành lập tổ công tác vận động các hộ vi phạm tự tháo dỡ. Chúng tôi đang để cho dân có thời gian tự nguyện tháo dỡ nhằm tận dụng vật liệu. Nếu không chấp hành, chúng tôi sẽ cho cưỡng chế tháo dỡ”.

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.