Người dân phá rừng trồng mì

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để có đất trồng mì, nhiều hộ dân tại xã Chư Mố (huyện Ia Pa) đã vào rừng chặt phá, đốt hàng ngàn cây rừng đang phát triển xanh tốt. Nghiêm trọng hơn, mỗi ngày lại có thêm nhiều người dân tìm vào rừng với nhiều phương tiện, dụng cụ thi nhau tận diệt hết “lá phổi xanh” còn sót lại tại cánh rừng Chư Mố.

Thêm nhiều cây rừng bị triệt hạ
 

Xe chở gỗ đi ra từ khu vực rừng tại tiểu khu 1206. Ảnh: Nguyễn Giác
Xe chở gỗ đi ra từ khu vực rừng tại tiểu khu 1206. Ảnh: Nguyễn Giác

Khu vực rừng đang bị người dân chặt phá nằm trên địa bàn xã Chư Mố. Tuy nhiên, để đến tận nơi, ngoài con đường bộ men theo những quả đồi thì con đường nối từ trung tâm xã Ia Tul là thuận lợi nhất và cũng là cách được nhiều người dân chọn để đưa phương tiện vào cũng như để vận chuyển gỗ sau khi đốn hạ ra khỏi rừng bằng loại xe độ chế.

Tiếng nổ của chiếc máy cưa vang vọng cả khu rừng, sau chừng 2-3 phút thì một cây gỗ có đường kính 15 cm đến 20 cm lại nằm rạp xuống đất… Chúng tôi tiến lại gần khu vực rừng đang có tiếng cưa máy thì bất chợt những người phụ nữ phía ngoài ra hiệu, tiếng máy cưa tắt lịm, một nam thanh niên quay lưng bỏ chạy vào hướng có nhiều cây rừng. Một chị cho biết: Đất này anh em nhà mình mới khai phá, làm được một mùa mì rồi nhưng ít củ lắm. Nhiều người không có rẫy tìm đến đây để lấy đất trồng mì. Ai đến trước thì có đất tốt, nhà mình mới đến nên phải làm ở trên đồi cao, phải chặt thêm cây rừng để có chỗ trồng mì.


 

.

Quan sát xung quanh, chúng tôi thấy nhiều ngọn đồi với diện tích chừng vài chục ha chỉ còn trơ trọi những gốc cây, số vừa bị chặt hạ, số đã bị đốt dọn, có nhiều nơi đang tiếp tục bị chặt phá. Trước mắt chúng tôi, nhiều người dân đang cầm trên tay từng bộ phận của chiếc máy cưa, có lẽ họ chia ra cho dễ di chuyển trên chặng đường khá xa để tiến vào rừng. Sau một lúc men theo con đường hướng về xã Ia Tul, chúng tôi lại gặp 2 cha con người địa phương đang dọn dẹp khu rẫy, phơi những củ mì vừa mới thu hoạch. Vừa chuẩn bị buổi cơm chiều, chị phụ nữ nói: Chồng mình đi rừng bị rắn cắn chết, con còn nhỏ, không có ai chặt cây to nên mua lại rẫy này của người cùng làng với giá 20 triệu đồng. Nhiều người khỏe họ đi cưa cây, đốt rẫy làm được nhiều mì hơn.     

Diện tích rừng bị chặt là không lớn?

 

Nhiều cây rừng bị cưa và đốt phá tại tiểu khu 1206. Ảnh: Nguyễn Giác
Nhiều cây rừng bị cưa và đốt phá tại tiểu khu 1206. Ảnh: Nguyễn Giác

Để xác định đơn vị quản lý diện tích rừng nói trên, chúng tôi tìm đến UBND xã Chư Mố. Tại đây, ông Rmah Brơm-Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Khu vực này thuộc quyền quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố. Trước đây, xã cũng đã mời các hộ về trụ sở viết giấy cam kết không tiếp tục phá rừng, các hộ đã đồng ý và ký vào biên bản. Còn người dân có chặt phá rừng không thì chúng tôi không nghe cán bộ Ban Quản lý báo lại.

Về phía đơn vị quản lý, ông Nay Ú-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố cho biết: Chúng tôi đã tìm nhiều biện pháp ngăn chặn, kể cả thông báo về địa phương nhưng người dân vẫn lén lút chặt phá rừng. Khu vực người dân chặt phá thuộc tiểu khu 1206. Ông Ú khẳng định: Diện tích rừng bị người dân chặt phá là không lớn, Ban Quản lý đã thường xuyên đi kiểm tra, phối hợp tuyên truyền để người dân hiểu nhưng nhiều người vẫn bất chấp. Thời gian đến, chúng tôi sẽ triển khai các biện pháp kiên quyết để ngăn chặn dứt điểm tình trạng này.

 

Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác

Sau việc người dân chặt phá rừng tại khu vực núi Chư Cố (xã Ia Tul) thì nay tình trạng này lại tiếp diễn ở khu vực rừng cũng do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố quản lý. Vấn đề đặt ra là: Liệu Ban Quản lý Rừng phòng hộ Chư Mố đã làm hết trách nhiệm được giao? Nếu tình trạng trên vẫn tiếp tục tồn tại thì chắc rằng “lá phổi xanh” còn lại thuộc lâm phần Chư Mố sẽ dần bị triệt hạ.

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.