Vẫn chưa thỏa đáng!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ án Trần Thị Quý Phượng-giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Bình An lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của nhiều Ban quản lý và trốn thuế xảy ra đã có những tác động tiêu cực trên địa bàn Gia Lai. Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát Điều tra-Công an tỉnh chính thức kết thúc giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, vụ án vẫn chưa giải quyết thỏa đáng một số vấn đề đặt ra.

Ứng vốn thi công để… mua ô tô

Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Bình An (Công ty Bình An) được thành lập ngày 21-8-2007, có trụ sở tại 08/34 Hoàng Văn Thụ-TP. Pleiku và do Trần Thị Quý Phượng làm giám đốc. Trong thời gian 3 năm (2009-2011), Công ty Bình An trúng thầu 11 công trình trên địa bàn Gia Lai với tổng số tiền là 112,32 tỷ đồng và đã tạm ứng 49,11 tỷ đồng. Trong số 11 công trình này, có 2 công trình đã thi công hoàn thành, 5 công trình được nhà thầu phụ thi công hoàn thành và trả nợ tạm ứng thay Công ty Bình An, 4 công trình mất khả năng thi công nhưng nợ ứng vốn ngân sách với số tiền 21,13 tỷ đồng.
 

Công trình Nghĩa Hưng-Chư Jôr do Công ty Bình An thi công đã xuống cấp. Ảnh: L.V.N
Công trình Nghĩa Hưng-Chư Jôr do Công ty Bình An thi công đã xuống cấp. Ảnh: L.V.N

Cụ thể, công trình đường đi xã biên giới Ia Chía-Ia O (huyện Ia Grai) trúng thầu với số tiền trên 20,3 tỷ đồng và đã ứng 4 lần với số tiền 10 tỷ đồng nhưng giá trị khối lượng thực tế thi công là 833 triệu đồng; công trình đường vào xã Đak Pling (huyện Kông Chro) trúng thầu trên 30,7 tỷ đồng và đã ứng trên 17,1 tỷ đồng nhưng giá trị khối lượng thực tế thi công trên 8,4 tỷ đồng; công trình vào xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr (huyện Chư Pah) trúng thầu trên 8,2 tỷ đồng và được giải ngân trên 7,3 tỷ đồng nhưng giá trị khối lượng thực tế thi công trên 5,1 tỷ đồng; công trình vành đai D2, khu lâm viên Biển Hồ-TP. Pleiku (do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư) với giá trị gói thầu được duyệt trên 3,29 tỷ đồng và đã tạm ứng gần 2 tỷ đồng nhưng khối lượng thực hiện chỉ gần 872 triệu đồng; công trình đường Chư A Thai-Ia Yeng có giá trị hợp đồng trên 7,3 tỷ đồng dù thi công xong nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng ngay sau khi hoàn thành, do đó Ban Quản lý (BQL) chuyên ngành Giao thông-Vận tải tỉnh không thanh toán số tiền còn lại trên 1,555 tỷ đồng.

Ban Quản lý chuyên ngành Giao thông-Vận tải tỉnh đã sửa chữa với số tiền trên 413 triệu đồng bằng nguồn kinh phí chưa thanh toán nhưng chất lượng hiện nay rất kém. Ngoài các công trình trên, một số công trình còn lại Công ty Bình An cũng thực hiện ứng vốn, thi công ít, sau khi có “sự cố” thanh, kiểm tra trước lúc chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố đã được Công ty Bình An ký kết với một số nhà thầu phụ để thi công hoàn thành.

Đến thời điểm kết thúc điều tra, quá trình thi công 11 công trình trên địa bàn Gia Lai, Công ty Bình An còn nợ các chủ đầu tư số tiền tạm ứng là 21,13 tỷ đồng. Trong đó nhiều nhất là nợ BQL huyện Ia Grai trên 9,1 tỷ đồng và nợ BQL huyện Kông Chro trên 8,8 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cũng bóc tách, xác định Phượng lấy 7,57 tỷ đồng từ số tiền tạm ứng của BQL huyện Ia Grai và BQL huyện Kông Chro lẽ ra phải thi công các công trình như đã cam kết đem mua ô tô, trả nợ ngân hàng, trả nợ vay cá nhân (tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”).

Không thể làm rõ nhiều vụ “lại quả”

Từ tháng 8-2010 đến tháng 9-2011, Trần Thị Quý Phượng cấu kết với các chủ doanh nghiệp (DN) Minh Tiến (138 Ngô Gia Khảm-TP. Pleiku), DN Toàn Thắng (10 Phù Đổng, TP. Pleiku) và DN Hưng Phú (thôn 1 xã Hà Tam, huyện Đak Đoa)… để những DN này xuất khống 67 hóa đơn giá trị gia tăng có nội dung mua bán các loại vật tư, nhiên liệu cho Công ty Bình An.
 

Liên quan đến vụ án, Chủ doanh nghiệp Minh Tiến mua 14 hóa đơn khống giá trị gia tăng mặt hàng nhựa đường có giá trị trên hóa đơn là 5,58 tỷ đồng của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Việt Vương (số 78, đường 11, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) với giá 1% sau đó bán lại cho Công ty Bình An với giá 2% để hạch toán. Từ đó, Chủ doanh nghiệp Minh Tiến bị khởi tố về tội “Mua bán trái phép hóa đơn” trong khi đó các chủ doanh nghiệp khác thì… vô can!

Những hóa đơn này được Trần Thị Quý Phượng sử dụng kê khai với Chi cục Thuế TP. Pleiku để hoàn thuế 1,79 tỷ đồng (tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”); trong tháng 6, 7-2010 và 10, 11-2011, Trần Thị Quý Phượng sử dụng 10 hóa đơn khống của DN Hưng Phú để khấu trừ thuế nhằm giảm số thuế mà Công ty Bình An phải nộp, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước là 140,78 triệu đồng (tội “Trốn thuế”).

Theo quy định trước khi hoàn thuế, ngày 16-5-2011, Chi cục Thuế TP. Pleiku cho tiến hành kiểm tra. Đoàn kiểm tra gồm bà Cáp Thị Hồng Ngọc làm trưởng đoàn, ông Lê Trọng Văn và ông Huỳnh Tiến Dũng làm thành viên. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra có dấu hiệu sai phạm như: không lập biên bản xác định số liệu kiểm tra với đại diện Công ty Bình An; không kiểm tra bóc tách các hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) mua vật tư đầu vào được hạch toán cho từng công trình cụ thể để tính số thuế GTGT của công trình dở dang; đối với các hóa đơn GTGT có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không làm rõ được từng ủy nhiệm chi thanh toán cho các hóa đơn nào, không yêu cầu giải trình, các phụ lục hợp đồng và bảng đối chiếu công nợ.

Từ kết quả kiểm tra, Chi cục Thuế TP. Pleiku có văn bản gửi Cục Thuế tỉnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước cho Công ty Bình An 1,14 tỷ đồng. Theo lời khai của Trần Thị Quý Phượng, cuối đợt kiểm tra, bà Cáp Thị Hồng Ngọc có gặp riêng và đặt vấn đề “Nếu muốn hoàn đủ số tiền theo đề nghị thì đưa cho Ngọc 300 triệu đồng”.

Khi có tiền hoàn thuế, bà Ngọc gọi cho Phượng biết và bà Ngọc đến Công ty Bình An để nhận đủ số tiền trên. Song theo kết quả điều tra, việc đối chất giữa Phượng và bà Ngọc chưa đủ cơ sở kết luận!

Cũng theo xác định của cơ quan điều tra, trong 3 năm (2009-2011), Công ty Bình An ứng tiền từ 11 công trình, tiền hoàn thuế, tiền vay của 3 ngân hàng và tiền vay cá nhân tổng cộng là 94,8 tỷ đồng. Trong khi đó, tài liệu thể hiện tổng chi phí của Công ty Bình An là 108,27 tỷ đồng, trong đó có chi khống là 22,21 tỷ đồng. Như vậy, số tiền thực chi là 86,06 tỷ đồng. So với nguồn tiền đầu vào của Công ty Bình An trong 3 năm (2009-2011) và số tiền thực chi thì chênh lệch đến 8,73 tỷ đồng.

Cũng theo giải trình của Trần Thị Quý Phượng, trong số tiền chênh lệch 8,7 tỷ đồng có một phần được trích chi phần trăm theo “thông lệ” mà các nhà thầu phải thực hiện?

Thay lời kết!

Trần Thị Quý Phượng sinh năm 1969, học hết lớp 7/12. Điều làm dư luận xã hội quan tâm là trong thời gian bà làm Giám đốc Công ty Bình An, nhiều công trình giao thông tiền tỷ lúc bấy giờ Công ty Bình An trúng thầu một cách khó hiểu nhưng thi công ì ạch, chất lượng kém. Nếu không xảy ra đồng loạt các công trình ứng vốn nhiều, thi công ít thì hệ lụy sẽ thế nào và nếu không phát hiện hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì liệu có phát hiện các hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế”.

Vụ án hiện vẫn còn bỏ ngỏ việc “lại quả” nhưng để lại trong dư luận về uy tín của cán bộ, đảng viên trước nhân dân và niềm tin của nhân dân đối với những người thực thi công quyền.

Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).