Chư Sê đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chăn nuôi áp dụng công nghệ cao vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí... Từ đó, giúp đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, thời gian qua, nhiều hộ ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi. 

Trang trại chăn nuôi heo ứng dụng công nghệ cao của gia đình ông Phan Trung Kiên ở thôn U Diêp, xã Kông Htok, đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng, xây dựng chuồng nuôi 1.000 con heo thịt với hình thức khép kín.
Gia đình ông Phan Trung Kiên (xã Kông Htok) đầu tư hơn 1,7 tỷ đồng xây dựng chuồng nuôi 1.000 con heo thịt với hình thức khép kín.

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê-cho biết: Mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao đã và đang được nhiều hộ trên địa bàn áp dụng. Các trại quy mô nhỏ đa phần người dân tự đầu tư xây dựng chuồng, một số trại lớn thì hợp tác với các doanh nghiệp đầu tư. Cả 2 hình thức này đều hạn chế được rủi ro dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao năng suất, mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.

Hiện nay, toàn huyện Chư Sê có 19 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 7 trang trại chăn nuôi heo, 10 trang trại chăn nuôi gà và 2 trang trại nuôi các loại động vật khác. Bước đầu, trên địa bàn huyện đã hình thành được một số chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Theo đó, các doanh nghiệp đầu tư về con giống, thức ăn, thuốc thú y, hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo thị trường tiêu thụ, còn người chăn nuôi đầu tư chuồng trại, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật của doanh nghiệp đưa ra. Đây là hướng đi thích hợp để thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi bền vững trên địa bàn huyện.

Hệ thống quạt hút công suất lớn tạo thành những làn gió mát lạnh thổi từ đầu đến cuối chuồng, sẽ giúp đàn heo tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh.
Trang trại của gia đình ông Kiên được lắp đặt hệ thống quạt hút công suất lớn điều hòa không khí giúp đàn heo tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh.
Hệ thống máng ăn, nước uống hoàn toàn tự động nhằm bảo đảm vệ sinh và quan trọng hơn là không làm đổ tháo, lãng phí thức ăn, nước uống. Mỗi năm, trang trại của ông Kiên xuất bán 2 lứa heo cho thu nhập gần 300 triệu đồng.
Hệ thống máng ăn, nước uống hoàn toàn tự động vừa bảo đảm vệ sinh, vừa không gây lãng phí thức ăn, nước uống. Mỗi năm, trang trại của ông Kiên xuất bán 2 lứa heo, cho thu nhập gần 300 triệu đồng.
Trang trại chăn nuôi Trần Văn Bình làng Pan, xã Dun, áp dụng công nghệ cao vào nuôi gà bằng hệ thống giàn lạnh sẽ kiểm soát dịch bệnh, không bị phát tán mùi hôi.
Trang trại chăn nuôi gà áp dụng công nghệ cao của gia đình ông Trần Văn Bình (làng Pan, xã Dun) giúp kiểm soát dịch bệnh, không bị phát tán mùi hôi ra môi trường.
Ông Bằng cho biết: “Đàn gà 10.000 con đang sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình chăn nuôi này có ưu điểm là rất thân thiện với môi trường, sản phẩm đảm bảo chất lượng”.
Ông Bằng cho biết: “Đàn gà 10.000 con đang sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình chăn nuôi này có ưu điểm là rất thân thiện với môi trường, sản phẩm đảm bảo chất lượng”.
 Còn trang trại gà của gia đình ông Nguyễn Văn Bảo, xã Kông Htok, mỗi lứa cung cấp trên 10.000 con gà cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Còn trang trại gà của gia đình ông Nguyễn Văn Bảo (xã Kông Htok) mỗi lứa cung cấp trên 10.000 con gà cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Gà được chăm sóc bằng hệ thống máng ăn, nước uống tự động nên cho năng suất chăn nuôi cao so với cách nuôi truyền thống.
Ông Bảo đầu tư lắp đặt hệ thống máng ăn, nước uống tự động cho đàn gà nên năng suất chăn nuôi cao hơn so với cách nuôi truyền thống.
Tại trang trại của anh Trịnh Duy Tâm ở làng Kung XN, xã Hbông, bò được nuôi theo quy trình bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh chuồng trại, quy mô lúc cao điểm khoảng 140-170 con.
Tại trang trại của anh Trịnh Duy Tâm ở làng Queng Xí Nghiệp, xã Hbông, bò được nuôi theo quy trình bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh chuồng trại. Quy mô đàn bò tại trang trại lúc cao điểm khoảng 140-170 con.
Anh Tâm chia sẻ: “Tôi dùng máy xay cỏ chế biến thức ăn cho bò để giảm sức lao động thủ công và nâng cao hiệu quả đầu tư .
Anh Tâm chia sẻ: “Tôi dùng máy xay cỏ chế biến thức ăn cho bò để giảm sức lao động thủ công và nâng cao hiệu quả chăn nuôi".


ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.