'Cuộc sống du mục' của người nuôi ong lấy mật ở rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ong sống trong những chiếc thùng bằng gỗ giữa rừng cao su Gia Lai, được người dân chăm sóc mỗi ngày để lấy mật.

Cao su tại các nông trường ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vào mùa thay lá cách đây gần một tháng. Trên đường dẫn vào thác Mơ, du khách sẽ bắt gặp hàng trăm chiếc thùng gỗ được người dân xếp đều tăm tắp như những hàng cao su cao vút.
Cao su tại các nông trường ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vào mùa thay lá cách đây gần một tháng. Trên đường dẫn vào thác Mơ, du khách sẽ bắt gặp hàng trăm chiếc thùng gỗ được người dân xếp đều tăm tắp như những hàng cao su cao vút. "Cây cao su thay lá cũng là lúc vụ thu hoạch mật ong bắt đầu. Cuống lá cao su vào thời điểm này cho rất nhiều mật", một người nuôi ong có kinh nghiệm hơn 10 năm cho biết.
 Ông Giang hiện 46 tuổi. Cách đây hơn 9 năm, ông bắt đầu nghề nuôi ong tại một nông trường cao su ở Ia Krai, huyện Ia Grai. Theo ông, cuộc sống của người làm nghề nuôi ong không khác gì
Ông Giang hiện 46 tuổi. Cách đây hơn 9 năm, ông bắt đầu nghề nuôi ong tại một nông trường cao su ở Ia Krai, huyện Ia Grai. Theo ông, cuộc sống của người làm nghề nuôi ong không khác gì "những kẻ du mục". "Cứ dăm ba tháng, tôi hay những người nuôi ong lại phải 'dời nhà' một lần. Hoa ở đâu thì chúng tôi phải mang ong đến ở chỗ đấy để ong dễ dàng lấy mật.", ông nói. Lán, nơi chủ trại ở, được dựng lên sát các thùng nuôi.
Những tổ ong được di chuyển trong đêm. Trại ong của ông Giang hiện có 300 thùng, đặt ở giữa một rừng cao su. Như nhiều nơi khác ở Tây Nguyên, ong tại trại này thuộc giống ong Ý. Đây là loài cho sản lượng mật cao.  Tuỳ theo từng mùa mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi.
Những tổ ong được di chuyển trong đêm. Trại ong của ông Giang hiện có 300 thùng, đặt ở giữa một rừng cao su. Như nhiều nơi khác ở Tây Nguyên, ong tại trại này thuộc giống ong Ý. Đây là loài cho sản lượng mật cao. Tuỳ theo từng mùa mà thời gian khai thác mật ong sẽ thay đổi. "Ong mạnh thì chăm khoảng 8 ngày là có thể thu hoạch, nhưng cũng có đàn mất 15 ngày mới có thể lấy mật".
Những chiếc thùng được sơn để bền hơn. Thường các tủ được người dân đặt ở nơi khuất gió để đàn ong không bị ảnh hưởng.
Những chiếc thùng được sơn để bền hơn. Thường các tủ được người dân đặt ở nơi khuất gió để đàn ong không bị ảnh hưởng.
 Mỗi thùng đều thiết kế một khe ở dưới để làm lối đi cho bầy ong.
Mỗi thùng đều thiết kế một khe ở dưới để làm lối đi cho bầy ong.
 Ông Giang kể, hiện mật tự nhiên còn rất ít nên mỗi ngày ông phải cho ong ăn. Thành phần của thức ăn được làm chủ yếu từ đường và đậu nành, giã nhuyễn và trộn đều với nhau.
Ông Giang kể, hiện mật tự nhiên còn rất ít nên mỗi ngày ông phải cho ong ăn. Thành phần của thức ăn được làm chủ yếu từ đường và đậu nành, giã nhuyễn và trộn đều với nhau.
 Người nuôi sẽ dùng bình xịt khói tạo nên từ lá cây khô để đuổi ong bay ra khỏi đàn lúc cho ăn hoặc lấy mật.
Người nuôi sẽ dùng bình xịt khói tạo nên từ lá cây khô để đuổi ong bay ra khỏi đàn lúc cho ăn hoặc lấy mật.
 Ong sau khi ăn no sẽ quay về tổ bên dưới để tạo mật. Theo ông Giang, trung bình khoảng 50 cầu ong cho ra gần 20 lít mật.
Ong sau khi ăn no sẽ quay về tổ bên dưới để tạo mật. Theo ông Giang, trung bình khoảng 50 cầu ong cho ra gần 20 lít mật.
Mật ong của bầy nuôi trong rừng cao su thường có màu vàng nhạt, mùi thơm và vị ngọt dịu.
Mật ong của bầy nuôi trong rừng cao su thường có màu vàng nhạt, mùi thơm và vị ngọt dịu. "Khoảng 2 năm trở lại đây, giá mật bán ra rớt xuống gần một nửa. Nếu trước đây giá khoảng 40.000 - 50.000 đồng một lít, bây giờ chỉ còn hơn 20.000 đồng", ông Giang nói.



Phong Vinh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

'Hợp tác xã' của người trẻ - Bài 1: Khởi nghiệp nhờ… ao cá 'ế'

“Hợp tác xã” là khái niệm tưởng chừng đã lùi vào “muôn năm cũ”. Tuy nhiên, nhiều người trẻ ở Đà Nẵng khởi nghiệp thành công, không chỉ làm giàu trên chính quê hương mà còn đem lại sinh kế bền vững cho người dân địa phương bằng mô hình kinh tế tập thể từ thời “ông bà anh” này.
GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

GenZ gánh vác công việc với cộng đồng

Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2001) đang là Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái và Du lịch cộng đồng Hòa Bắc (Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Cô gần như là người trẻ nhất trong HTX, cũng là số ít người trẻ còn ở lại với công việc của một tổ du lịch cộng đồng.
'Bà tiên' gieo hy vọng

'Bà tiên' gieo hy vọng

Đã bước sang tuổi 82 nhưng hằng ngày bác sĩ Đỗ Thúy Nga vẫn làm việc tại Trung tâm Hy Vọng - nơi gần 60 em nhỏ khuyết tật trí tuệ đang được bà và các cô giáo chữa lành, khắc phục dần khiếm khuyết của các em.
'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn.