Kông Chro ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, kinh tế-xã hội khu vực này có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Trên địa bàn huyện Kông Chro hiện có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, tỷ lệ người DTTS chiếm khoảng 65% dân số toàn huyện, chủ yếu là người Bahnar và Jrai. Đời sống kinh tế của phần lớn người dân các thôn, làng DTTS còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trong những năm qua, huyện Kông Chro đã nỗ lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của đồng bào DTTS; triển khai nhiều chương trình, dự án giúp người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước giảm nghèo. Riêng năm 2019, huyện đã đầu tư hơn 16,5 tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng DTTS.  Cụ thể, huyện đã giao các đơn vị, chính quyền địa phương triển khai làm 18 tuyến đường giao thông nông thôn, 2 công trình phục vụ công tác giáo dục vùng khó và 1 nhà văn hóa cộng đồng.
Hệ thống đường giao thông ở vùng DTTS huyện Kông Chro ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Q.T
Hệ thống đường giao thông ở vùng DTTS huyện Kông Chro ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Q.T
Một trong những công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019 đem lại niềm vui, cơ hội phát triển cho vùng DTTS là tuyến đường huyết mạch nối từ ngã ba đường Trường Sơn Đông vào trung tâm xã Đak Pơ Pho. Anh Đinh Bên (làng Cúc Mối, xã Đak Pơ Pho) cho biết: “Trước đây, tuyến đường xuống cấp gây khó khăn trong đi lại cũng như vận chuyển nông sản nên sản phẩm làm ra không bán được hoặc bán với giá thấp. Vì thế, cuộc sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, cái nghèo cứ đeo bám quanh năm. Từ khi con đường được Nhà nước đầu tư thảm bê tông rộng rãi, việc đi lại thuận lợi hơn, nông sản bán được giá hơn. Đời sống dân làng mình ngày càng được cải thiện”.
Bên cạnh tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, huyện Kông Chro đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất. Giai đoạn 2017-2019, thông qua các chương trình, dự án, huyện đã hỗ trợ 1.382 con bò giống và cây giống, phân bón với tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng giúp người dân phát triển sản xuất. Các ngành, địa phương của huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Ông Đinh Hôk phấn khởi khi được nhà nước hỗ trợ bò đực giống để lai cải tạo đàn bò. Ảnh: Q.T
Ông Đinh Hôk phấn khởi khi được nhà nước hỗ trợ bò đực giống để lai cải tạo đàn bò. Ảnh: Q.T
Nhờ chí thú làm ăn cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước mà đời sống của gia đình ông Đinh Hôk (làng Châu, xã Chư Krêy) được cải thiện đáng kể. Ông Hôk cho hay: “Trước đây, cuộc sống của gia đình mình gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đất sản xuất. Nhờ được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, mình tận dụng diện tích trong vườn nhà để trồng cỏ nuôi bò. Năm 2018, gia đình mình còn được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống để lai cải tạo đàn bò cỏ. Từ đó, bê con sinh ra to hơn, bán được giá cao hơn từ 5 đến 10 triệu đồng/con so với bò cỏ địa phương. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình mình cũng được cải thiện, không còn đói nghèo như trước”.
Trao đổi với P.V, ông Vũ Đức Thịnh-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kông Chro-cho biết: Nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp cùng với ý thức vươn lên của người dân mà đời sống kinh tế vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn cao. Đến cuối năm 2019, toàn huyện còn 2.735 hộ nghèo (chiếm hơn 23%), trong đó, hộ nghèo người DTTS chiếm 97,33%. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế. Đồng thời, huyện tiếp tục dành nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm tạo thuận lợi cho các hộ đồng bào DTTS nghèo có điều kiện thoát nghèo.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Nhớ bok Núp

Nhớ bok Núp

(GLO)- Nhiều người và nhiều hãng thông tấn báo chí chụp ảnh Anh hùng Núp. Trong đó, bức ảnh “Bok Núp” của anh Nguyễn Quang Tuệ-Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) được nhận xét là một trong những bức chân dung đẹp nhất.

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Nhớ những ngày ở làng cùng bok Núp

Bok Núp được biết đến nhiều với vai trò là một vị anh hùng trong kháng chiến chống ngoại xâm. Nhưng hôm nay, tôi lại muốn kể về một bok Núp ở làng-một già làng, một nông dân thực thụ, một người yêu và thấm đẫm chất văn hóa Bahnar.
Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.