Chả cá thác lác Ayun Hạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gần chục năm nay, nhiều hộ dân ở thôn Thanh Thượng A (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác. Nguyên liệu dồi dào ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, vị ngon ngọt mang lại khiến chả cá thác lác Ayun Hạ được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ rộng khắp, trở thành đặc sản của địa phương.
Thôn Thanh Thượng A nằm dưới chân đèo Chư Sê, là cửa ngõ đi vào lòng hồ Ayun Hạ. Nhận thấy nguồn cá thác lác dồi dào nên nhiều hộ dân đã chế biến thành chả cá. Bà Đinh Thị Kỳ-chủ cơ sở chả cá thác lác Cô Sáu là người đã gắn bó với nghề lâu nhất ở vùng này. Bà Kỳ cho biết: “Cá thác lác có thịt trắng, ngọt nhưng nhiều xương nên khó ăn. Thấy những người Bình Định lên làm nghề chài lưới ở hồ Ayun Hạ chế biến thành chả cá nên tôi học theo và gắn bó với nghề này được 8 năm, khách hàng sử dụng đều rất thích và khen ngon. Hồ Ayun Hạ có nhiều loại cá nhưng chỉ có cá thác lác làm chả là ngon nhất”.
  Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ (bìa phải) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác được 5 năm.  Ảnh: P.L
Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ (bìa phải) đã gắn bó với nghề làm chả cá thác lác được 5 năm. Ảnh: P.L
Theo bà Kỳ, muốn chả ngon thì cá phải tươi, thịt có màu trắng, cơ thịt săn chắc. Tuyệt đối không dùng cá ươn vì sẽ mất đi vị thơm ngon. Các công đoạn làm chả cá từ khâu sơ chế đến thành phẩm phải thật tỉ mỉ. Cá thác lác sau khi đánh bắt sẽ được rửa sạch, ướp lạnh khoảng 5 giờ đồng hồ để thịt cá dễ lóc.  Dùng dao lóc thịt cá theo chiều sống lưng để tách phần xương, sau đó, dùng thìa nạo lấy thịt, bỏ phần da. Gia vị để làm chả cá gồm ớt quả, hành tím, tỏi, tiêu, bột ngọt, muối. Trộn đều thịt cá và gia vị rồi cho vào cối giã bằng tay. Thường thì 500 g thịt cá một lần giã. Chả cá thác lác càng giã nhuyễn thì gia vị càng ngấm, càng dẻo và ngon. Khi giã xong thì cho vào túi ni lông rồi bảo quản lạnh, như vậy sẽ giữ được lâu hơn.
Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ-chủ cơ sở chả cá thác lác Cẩm Lệ-cũng là người đã gắn bó với nghề làm chả cá được 5 năm. Theo bà Lệ, cá thác lác ở hồ Ayun Hạ nhiều nhất vào khoảng tháng 1 và tháng 2 Âm lịch. Sau một ngày đánh bắt, cá được chở ra tận nhà cho các chủ làm chả cá. Trung bình 1 kg cá tươi làm được khoảng 500 g chả cá. Hiện tại, giá bán tại cơ sở là 240.000 đồng/kg.
Chính vì sự cẩn thận, tỉ mỉ trong cách lựa chọn, chế biến và bảo quản nên chả cá thác lác Ayun Hạ được rất nhiều người biết đến. Trung bình mỗi ngày, bà Lệ bán được 30 kg chả cá, nhiều khi không đủ cung cấp cho khách hàng. Chả cá thác lác ở Ayun Hạ cũng được nhiều khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội biết đến và đặt hàng. Anh Bùi Văn Sơn-một khách hàng thường xuyên của đặc sản chả cá Cẩm Lệ-nhận xét: “Chả cá có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như: chả cá thác lác chiên, canh khổ qua nhồi chả cá thác lác. Da cá thác lác sau khi đánh vảy, phơi khô làm gỏi ăn cũng rất hấp dẫn. Gia đình tôi thường mua chả cá để làm quà cho người thân ở quê”.
Trên địa bàn xã Ayun Hạ hiện có 5 cơ sở chuyên làm chả cá thác lác. Ông Trịnh Thuyết-Chủ tịch UBND xã Ayun Hạ-cho biết: “Đặc sản chả cá thác lác ở Ayun Hạ được nhiều người biết đến. Chính vì thế, UBND xã đang chuẩn bị hồ sơ để xin cấp thương hiệu đặc sản chả cá thác lác Ayun Hạ. Để bổ sung nguồn nguyên liệu, việc thả cá ở hồ Ayun Hạ cũng được địa phương thực hiện thường xuyên. Cùng với các địa điểm du lịch thú vị cho du khách ở hồ thủy lợi Ayun Hạ, Khu Di tích Lịch sử-Văn hóa Quốc gia Plei Ơi, đặc sản chả cá thác lác sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển”.
Thủy Bình

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.