Kỳ ảo bãi đá trăm triệu năm bên sông Sêrêpốk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi cụm 3 thác đẹp nhất trên sông Sêrêpôk là Dray Sáp- Dray Nur- Gia Long bị các đập thủy điện lớn ngăn dòng, lượng du khách đến đây giảm hẳn. Rất ít người biết cũng vì sông cạn, mà một vùng đá trầm tích chìm sâu trong nước từ xa xưa đã phơi lộ, kỳ ảo bất ngờ.
 

Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura
Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura
Kỳ vĩ lạ thường
Kỳ vĩ lạ thường



Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 30 km về phía Tây theo Quốc lộ 14, cụm thác nằm giữa 2 huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) và Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) trước đây từng là một trong những địa chỉ hấp dẫn mọi du khách khi đến Tây Nguyên, với những dòng chảy ầm ào từ trên cao tuôn đổ, mịt mờ sương khói.

 

 Thác Dray Nur thời còn mịt mờ sương khói
Thác Dray Nur thời còn mịt mờ sương khói



Từ lúc Sêrêpôk trở thành “dòng sông ánh sáng”, lượng nước lớn bị giữ lại trong các hồ chứa mênh mông trên thượng nguồn để “điều tiết” theo giờ chạy máy phát điện, thì các dòng thác đều bị thu hẹp, riu riu chảy, không còn hùng vĩ như xưa.

 

Đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura
Đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura



Tuy nhiên, sau khi tỉnh Đắk Nông phát hiện hệ thống hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á chạy dài trong lòng đất huyện Krông Nô, thì phía tỉnh Đắk Lắk, cả vỉa đá trầm tích rộng mênh mông cũng phơi lộ dần, tạo ra điểm checkin mới vô cùng thú vị.

 

 Bạt ngàn bãi đá cổ
Bạt ngàn bãi đá cổ
 Với những vết cắt tự nhiên như dao chém
Với những vết cắt tự nhiên như dao chém



Phía hạ nguồn thác Gia Long, nhờ chiếc thuyền phao cùng tay chèo của 2 thanh niên Ê đê người bản địa, du khách tha hồ hứng gió sông mát rượi trong lúc thuyền trôi theo ghềnh nước, cho tới khi chạm vào vỉa trầm tích, thì lên bờ để tận mắt thấy “vũ điệu trầm tích đá trăm triệu năm”.

 

Tha hồ chụp ảnh với bối cảnh
Tha hồ chụp ảnh với bối cảnh "không đụng hàng"


Trò chuyện với PV Tiền Phong, một chuyên gia địa chất cho biết: Theo tài liệu của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, mà ông chỉ phân tích bổ sung, đây là đá trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà, kỷ Jura với cấu tạo phân lớp, có tuổi khoảng 174-166 triệu năm trước.

 

Các ổ
Các ổ "trứng đá" là hốc đá bị nước xói mòn, rồi cuội lăn theo dòng nước lấp vào.
Ghềnh đá sắc cạnh ven bờ ...
Ghềnh đá sắc cạnh ven bờ ...



Phần thượng lưu suối Nước trong- gần hồ Tắm Tiên, chỗ 2 người đứng là đá basalt của hệ tầng Xuân Lộc, tuổi  700 - 200 ngàn năm. Điều này có thể hiểu là cả trăm triệu năm sau khi mảng đá trầm tích lục nguyên được đội lên từ đáy biển trong quá trình kiến tạo của vỏ trái đất, thì họng núi lửa ở xã Buôn Choah huyện Krông Nô mới phun trào, chồng lên những lớp nham thạch và đá, đất basalt.

 

 Dòng chảy dù trong xanh như ngọc cũng vẫn kỳ vĩ, dữ dội
Dòng chảy dù trong xanh như ngọc cũng vẫn kỳ vĩ, dữ dội



Với hình dạng vô cùng biến ảo, kỳ lạ, bãi đá trầm tích gợi cảm giác như du khách đang lạc vào cõi mộng, mê cung, tựa như  phim trường “công viên kỷ Jura”.

 

Vẻ óng ánh quyến rũ như vàng của pyrit
Vẻ óng ánh quyến rũ như vàng của pyrit


 
Mặt đá lấp lánh nhiều hạt nhỏ óng vàng. Chuyên gia địa chất đã hơn chục năm qua gắn bó với các dự án nghiên cứu về hang động núi lửa cho biết: Dân tìm vàng đã đục từng tảng đá lấp lánh này đến hỏi các nhà chuyên môn, được trả lời đây chỉ là pyrit. Tuy có ánh kim và sắc vàng đồng nhưng không phải là vàng, mà chỉ là khoáng vật disulfua sắt với công thức hóa học FeS2, dễ vỡ vụn. Giá trị của bãi đá này không phải là vàng kim loại, mà vẻ đẹp của lịch sử cả trăm triệu năm kiến tạo của vỏ trái đất, rất cần được chính quyền địa phương và doanh nghiệp khai thác du lịch quan tâm bảo vệ, gìn giữ vẹn nguyên.


 

Lòng sông cạn phơi đáy, có thể bước từ bờ nọ sang bờ kia, dù chưa đến cao điểm mùa khô
Lòng sông cạn phơi đáy, có thể bước từ bờ nọ sang bờ kia, dù chưa đến cao điểm mùa khô


http://https://www.tienphong.vn/van-hoa/ky-ao-bai-da-tram-trieu-nam-ben-song-serepok-1619281.tpo

Theo Hoàng Thiên Nga (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.