Nón lá của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời tôi còn nhỏ, phụ nữ hầu như ai cũng đội nón lá.
 

Mình mẹ tôi có tới ba chiếc nón: nón đi làm đồng; nón đi chợ; nón đi chơi. Nón đi làm đồng là nón cời. Thường cũ kỹ, bung hết vành, dưới còn trơ mép lá như răng cưa. Đi làm chủ yếu cần nón che nắng che mưa chứ đâu cần xấu đẹp, mẹ lý luận vậy. Ụp cái nón cời lên đầu, trông mẹ y chang một… bà nông dân lam lũ thứ thiệt cho dù tôi nhớ lúc ấy mẹ còn trẻ lắm; đâu chừng ba lăm, bốn chục tuổi là cùng!

Nón đi chợ thì đỡ hơn, chưa tới mức bung vành nhưng cũng đã cũ, lá chằm bắt đầu rộp, ngả vàng. Vậy nhưng mẹ vẫn giữ gìn cẩn thận, đi chợ về là gỡ nón, máng lên chiếc đinh cao đóng vách, không cho lũ nhóc nghịch ngợm tùy nghi quơ đội.

Tuyệt nhất là chiếc nón đi chơi của mẹ. Nón này là nón cao cấp, lá chằm khéo nên cầm lên thấy mỏng và nhẹ tênh. Đường kim mũi chỉ may sắc sảo. Nón ít đội nên lá chằm lúc nào cũng trắng tinh, lớp dầu quang bên ngoài còn bóng lộn, quai nón bằng vải nhung đen móc vào cằm êm hết biết. Nghe kể: nón ấy dưới quê không bán; là do ba có việc lên phố mua về tặng mẹ. Mẹ quý chiếc nón ấy lắm. Ngày thường không sử dụng mẹ bọc nón vào chiếc bao ni-lông to để chống bụi; còn đem tận phòng ngủ cất trên đỉnh mùng.

Ngày thường, có việc chạy ra nắng ra mưa tôi hay quơ chiếc nón cời treo chái bếp của mẹ mà đội. Thiệt tình tôi có mũ nhưng cái nón vẫn có công dụng che nắng che mưa rất tốt. Còn với nón đi chơi của mẹ thì dịp ba mẹ đi vắng, tôi lẻn vào phòng, bắc ghế leo lên đỉnh mùng, mở bao lôi chiếc nón xuống. Đội nón lên đầu, tôi ra đứng trước gương ngắm nghía. Vừa lúc ba mẹ về, tôi quáng quàng lột nón, ôm chạy vô buồng, lỡ vấp chân té oạch, đè dẹp lép cái nón quý của mẹ!

Không nói không rằng mẹ bước xuống rút soạt chiếc roi tre giắt trên mái bếp! Ba nhìn bộ mặt tôi tái dại, lật đật theo chụp tay mẹ, can: Thôi, con nó lỡ dại, tha đi. Rồi anh lên phố mua cho cái khác…

Theo Y Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...