Người lao động được hưởng lợi nhiều hơn từ hiệp định CPTPP?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tham gia CPTPP, không chỉ tạo thêm số lượng việc làm, mà còn hứa hẹn sẽ đem lại điều kiện làm việc, mức lương tốt hơn cho người lao động.
Sáng nay (26/11), Bộ LĐ-TB-XH phối hợp với Bộ Kinh tế liên bang Thụy Sỹ và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức hội thảo chính sách Thị trường lao động và sự cần thiết của việc nâng cao kỹ năng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Đình Quảng, Phó Vụ trưởng Vụ Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Việt Nam cam kết cho phép người lao động được quyền thành lập tổ chức của người lao động tại cơ sở, doanh nghiệp hoạt động song song với tổ chức công đoàn đặt ra thách thức cho công đoàn Việt Nam về việc tập hợp, đoàn kết đoàn viên công đoàn. Đồng thời, đây cũng là cơ hội, động lực cho các tổ chức công đoàn đổi mới mạnh mẽ để hoạt động có hiệu quả hơn.
“Việc tham gia CPTPP đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn lao động, trong đó có các quy định về điều kiện làm việc, sự minh bạch về tiền lương và các vấn đề khác. Các doanh nghiệp khi hội nhập sẽ phải đảm bảo phân chia thu nhập của người lao động hài hòa. Như vậy người lao động sẽ có cơ hội hưởng lợi nhiều hơn.
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng quan hệ lao động theo hướng nhà nước giảm dần sự can thiệp mà tăng cường sự thương lượng, thỏa thuận trực tiếp của người lao động với chủ sử dụng lao động. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, từ đó dần nâng cao khả năng thương lượng hiệu quả, tác động cơ chế để tổ chức công đoàn thương lượng có hiệu quả. Như vậy người lao động thực chất là có cơ hội, điều kiện tốt hơn trong bối cảnh hội nhập”, ông Quảng cho biết.
 
Theo các chuyên gia, riêng về khía cạnh lao động, việc làm, cũng thể hiện rằng việc tham gia CPTPP cho thấy khả năng tăng thêm việc làm là khá tốt. Cụ thể đối với CPTPP mặc dù mức việc làm tạo ra chỉ bằng 1 nửa so với TPP, song số việc làm được tạo ra mỗi năm theo tính toán từ năm 2020 trở đi là 17.000-27.000 việc làm. Còn đối với các hiệp định thương mại tự do khác, số việc làm tạo ra cũng từ 18.000-19.000 việc làm.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc tham gia CPTPP các luồng đầu tư vào Việt nam sẽ tăng, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất lao động, thu hút nhiều hơn lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, dưới tác động của việc làm thì phân hóa tiền lương sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, đặc biệt giữa các doanh nghiệp FDI, giữa lao động có trình độ cao và trình độ thấp. Điều này đặt ra những thách thức về các chính sách lao động, việc làm, đào tạo nghề…
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết, tạo việc làm và tăng cường kỹ năng cho người lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một trong những mục tiêu quan trọng đối với quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường lao động Việt Nam thời gian qua tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại và định hướng thị trường, khuôn khổ pháp luật, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện.
Một số điểm sáng nổi bật của thị trường lao động Việt Nam thời gian qua cho thấy, việc chuyển dịch theo hướng tốt hơn, số người làm công ăn lương, có quan hệ lao động dần tăng lên. Hiện số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 40% trong giai đoạn 2015-2020. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động duy trì ở mức cao là 76%. Chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng được thu hẹp. Số lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng lao động cũng được tăng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan, thị trường lao động việc làm của Việt Nam vẫn tồn tại như cơ cấu lao động còn khá lạc hậu. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là thị trường lao động trong nông thôn, thông nghiệp với chất lượng lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý, lao động làm việc trong ngành nghề đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật.
"Trong Bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những chính sách về thị trường lao động Việt Nam cần được nhìn nhận và đánh giá lại để có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tinh thần này được thể hiện rõ trong nghị quyết số 27 của Trung ương về cải cách chính sách BHXH, Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm thất nghiệp cần được cải cách để trở thành công cụ quản trị thị trường lao động, thúc đẩy cơ chế đối thoại, thương lượng trong doanh nghiệp về các nội dung về quan hệ lao động", Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Nguyễn Trang (VOV/VN)

Có thể bạn quan tâm

Phòng tránh đuối nước ngày hè

Phòng tránh đuối nước ngày hè

(GLO)- Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ nghỉ hè. Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đã rục rịch lên kế hoạch để con em có những ngày hè vui chơi bổ ích.
Ia Grai giải quyết việc làm cho khoảng 5.400 lao động

Ia Grai giải quyết việc làm cho khoảng 5.400 lao động

(GLO)- Ngày 15-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Ia Grai, giai đoạn 2021-2023.
Chương trình hiến máu nhân đạo thu hút sự tham gia của đông đảo người dân huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 318 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo năm 2024.
Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Theo vietnamnet.vn, tổng hợp từ phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 có 49 ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp, gồm: 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề.

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

(GLO)- Chiều 13-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Chư Prông, giai đoạn 2021-2023.
Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

(GLO)- Chiều 12-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp cùng đoàn từ thiện ở TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) đã đến thăm và tặng 90 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo làng Brieng (xã Kông Bơ La).