Dấu ấn người lính trong công tác dân vận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác dân vận nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
Nhiều mô hình, cách làm hay
Hiện có 17 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh đang đảm nhận 71 xã, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố về công tác dân vận và 16 đơn vị quân đội đảm nhận 36 xã thuộc 11 huyện để tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Khi được phân công địa bàn, các đơn vị đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành khảo sát, thống nhất nội dung công việc và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Hình thức công tác dân vận cũng được các đơn vị không ngừng đổi mới. Cụ thể, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phân công 7 cán bộ tăng cường cho 7 xã biên giới, 49 đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, làng và 211 đảng viên phụ trách 1.024 gia đình. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của 222 chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn; củng cố, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên... góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh.
  Lực lượng bộ đội tham gia di dời nhà rông ở xã Chư Đang Ya (huyện Chư Pah). Ảnh: A.H
Lực lượng bộ đội tham gia di dời nhà rông ở xã Chư Đang Ya (huyện Chư Pah). Ảnh: A.H
Cùng với đó, các đơn vị còn duy trì và nhân rộng nhiều mô hình, cách làm hay như: “Gắn kết hộ” của Binh đoàn 15; “Bếp ăn tình thương”, “Nâng bước em đến trường” của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; “Vì em hiếu học” của Viettel Gia Lai; “Xóa 1 hộ đói, giảm 1 hộ nghèo” của các đơn vị thuộc Quân khu 5; “Ngôi nhà 100 đồng” của Quân đoàn 3... Thượng tá Trần Công Đức-Phó Chủ nhiệm Chính trị Binh đoàn 15-cho biết: Thời gian qua, giá mủ cao su giảm sâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động. Tuy nhiên, tập thể cán bộ, người lao động Binh đoàn đã đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn và trong năm vừa qua vẫn tiếp tục duy trì gần 4.000 cặp hộ gắn kết; dành hơn 5 tỷ đồng cho công tác dân vận. Trong đó, Binh đoàn tập trung hỗ trợ gạo, phân bón, bò giống, tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số canh tác trên diện tích cao su tái canh... “Thời gian tới, Binh đoàn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ở các địa bàn đơn vị đứng chân vào làm công nhân nhằm từng bước ổn định đời sống và góp phần đảm bảo tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới”-Thượng tá Đức cho hay. 
Riêng về chủ trương “Xóa 1 hộ đói, giảm 1 hộ nghèo” đã được các đơn vị trực thuộc Quân khu 5 triển khai tích cực. Đại tá Nguyễn Văn Tâm-Phó Chính ủy Sư đoàn Bộ binh 2 (Quân khu 5) thông tin: Trong năm 2019, các đơn vị thuộc Sư đoàn đã nhận giúp 22 hộ thông qua việc hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cây giống, con giống, ngày công lao động... Đến nay, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Ngoài ra, các đơn vị quân đội còn tham gia gần 33.000 ngày công lao động giúp các địa phương sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, nạo vét kênh mương, di dời nhà ở, xây dựng và sửa chữa trường học... Đại tá Nguyễn Văn Thế-Phó Chính ủy Quân đoàn 3-cho hay: Năm 2019, Quân đoàn đã tham gia hơn 6.000 ngày công thực hiện công tác dân vận, chung sức xây dựng nông thôn mới. “Có một số địa bàn dù không được phân công đảm nhận song trước đề xuất của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị cũng đã tham gia hỗ trợ nhiều ngày công. Riêng từ đầu năm 2020 đến nay, Quân đoàn 3 đã tham gia khoảng 1.800 ngày công để làm đường giao thông lên làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang”-Phó Chính ủy Quân đoàn 3 cho biết thêm.
 Lực lượng vũ trang huyện Chư Prông giúp dân làng đường giao thông ở làng Klũ.  Ảnh: A.H
Lực lượng vũ trang huyện Chư Prông giúp dân làng đường giao thông ở làng Klũ. Ảnh: Anh Huy
Thắt chặt tình đoàn kết quân dân
Năm 2019, có 5 đơn vị quân đội tham gia giúp huyện Kbang với hàng ngàn ngày công để thực hiện di dời nhà ở, làm nhà vệ sinh, đổ sân bê tông, làm đường ra khu sản xuất... Theo Bí thư Huyện ủy Kbang Trương Văn Đạt, tổng số ngày công và hiện vật mà các đơn vị quân đội đã đóng góp cho huyện trong năm vừa qua quy ra tiền là trên 2 tỷ đồng. Đặc biệt, các đơn vị đã hỗ trợ địa phương rất tích cực, hiệu quả; triển khai công việc đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. “Năm nay, huyện Kbang cần trên 7.000 ngày công để xây dựng các tuyến đường ra khu sản xuất, làm nhà vệ sinh, xóa nhà dột nát, giảm hộ nghèo... Khối lượng công việc nhiều nên chúng tôi mong các đơn vị tăng cường hỗ trợ để huyện hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới”-Bí thư Huyện ủy Kbang đề xuất.
Lực lượng vũ trang huyện Phú Thiện hướng dẫn người dân làng Trớ làm hàng rào, vườn rau. Ảnh: A.H
Lực lượng vũ trang huyện Phú Thiện hướng dẫn người dân làng Trớ làm hàng rào, vườn rau. Ảnh: Anh Huy
 

Năm 2019, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tham gia giúp dân hơn 32.790 ngày công lao động; sửa chữa, nâng cấp 26,5 km đường giao thông liên thôn, đổ 14,9 km đường bê tông; nạo vét 15 km kênh mương; di dời 246 căn nhà, 74 kho thóc, 13 chuồng bò; đào và chôn 150 trụ bê tông; rào 1.910 m lưới B40; xây dựng, trao tặng 98 căn nhà...


Tại huyện Phú Thiện, dù không có đơn vị quân đội được phân công đảm nhận địa bàn nhưng trước đề nghị của địa phương, các đơn vị đã tích tham gia di dời, bố trí, sắp xếp lại dân cư trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Trần Quốc Khánh-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Thiện-cho biết: Năm vừa qua, huyện nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ 4 đơn vị quân đội trong việc di dời, bố trí, sắp xếp lại dân cư ở các làng vùng căn cứ cách mạng của xã Chư A Thai. Những việc làm của các đơn vị đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ thay đổi nếp nghĩ, cách làm và không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước... Cũng theo ông Khánh, trong 4 làng vùng căn cứ cách mạng của xã Chư A Thai, hiện vẫn còn làng Kinh Pêng chưa thực hiện và khối lượng công việc ở đây khá nhiều. Cụ thể, làng có khoảng 32 căn nhà, 3 nhà rông và 40 chuồng trại chăn nuôi cần di dời; quy hoạch vườn rau xanh; làm nhà vệ sinh; kéo hàng rào lưới B40... “Hiện tại, công tác chuẩn bị cho việc di dời đã hoàn tất. Mong các đơn vị quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, ngày công để giúp huyện hoàn thành bước đầu của đề án”-ông Khánh bày tỏ.
Nói về vai trò của các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh, tại hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2019, Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn nhấn mạnh: “Các đơn vị đã tham gia với tinh thần trách nhiệm cao và thực hiện nhiều công việc với cách làm hay, mang lại kết quả tích cực. Đặc biệt, hoạt động của các đơn vị quân đội đã gắn chặt với nhiệm vụ chính trị của địa phương”. Cũng theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, mỗi năm, các đơn vị chỉ có 2 đợt hành quân dã ngoại kết hợp làm dân vận. Do đó, đơn vị, địa phương cần thống nhất chọn việc phù hợp để triển khai. Quá trình triển khai cần có trọng tâm, trọng điểm và phải huy động được sức mạnh toàn dân tham gia.
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.