Giúp tăng giá trị củ khoai lang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai người trẻ ở tỉnh Vĩnh Long đã tận dụng nguồn khoai lang sẵn có của địa phương để tạo ra những dòng sản phẩm giúp tăng giá trị củ khoai lang cho người nông dân.

Anh Nguyễn Thanh Việt giới thiệu sản phẩm làm từ khoai lang tại cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn LÊ THANH
Anh Nguyễn Thanh Việt giới thiệu sản phẩm làm từ khoai lang tại cuộc thi khởi nghiệp thanh niên nông thôn LÊ THANH
Sinh ra và lớn lên ở Vĩnh Long, chị Tăng Thị Cẩm Hằng và anh Nguyễn Thanh Việt nhận thấy khoai lang là nguồn tài nguyên bản địa nổi tiếng ở quê mình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên đầu ra của khoai lang không đảm bảo, khiến cuộc sống của người dân gặp khó khăn.
Theo chị Hằng, trên thị trường đang có nhiều thương hiệu bánh phồng khác nhau, chủ yếu dùng bột mì và bột gạo. Riêng đối với dự án hợp tác của hai anh chị, họ quyết định lựa chọn từ nguồn sản phẩm chủ lực của Vĩnh Long là khoai lang để sản xuất ra sản phẩm đặc trưng cho tỉnh nhà.
“Bình Tân (một huyện ở Vĩnh Long - PV) được mệnh danh là “Vương quốc khoai lang”. Do đó, tạo ra dòng bánh phồng khoai lang có sự khác biệt và sẽ là sản phẩm đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long”, chị Hằng nói.
Để khởi nghiệp, cả hai đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu thị trường, phân tích những nguy cơ và rủi ro, từ đó nghiên cứu phương án khắc phục.
“Nguy cơ rủi ro của bánh phồng khoai lang so với các dòng sản phẩm bánh phồng khác trên thị trường là về giá cả, chất lượng bánh và chiên không cần dầu. Vì thế, chúng tôi đã đề ra phương án khắc phục là hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, sẽ cải tiến bao bì, bộ nhận dạng thương hiệu. Cách làm này sẽ giúp người tiêu dùng yêu thích và lựa chọn sản phẩm nhiều hơn”, anh Việt nói.
Anh Việt cũng chia sẻ, cả hai rất vui khi dự án khởi nghiệp này đã và đang có những bước phát triển thuận lợi. Ngoài việc giúp bản thân tự làm giàu, thì còn có nhiều ý nghĩa đến hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Cụ thể, đó là giải quyết việc làm cho số lao động ở địa phương; sinh viên tham gia làm việc bán thời gian và chính thức khi ra trường; khai thác triệt để và nâng cao giá trị sản phẩm tài nguyên bản địa của tỉnh; phối hợp cùng thanh niên địa phương tỉnh Vĩnh Long triển khai việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm khoai lang, giảm bớt được tình trạng “được mùa mất giá”, xu hướng “trồng - chặt” của nông dân.
“Chúng tôi xây dựng nhà xưởng đảm bảo cơ sở đạt an toàn thực phẩm, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chuẩn HACCP, ISO 22.000 và 5S để đảm bảo sản phẩm an toàn trước khi đến tay người tiêu dùng”, anh Việt nói.
Để có thể đưa sản phẩm phủ sóng ở nhiều tỉnh thành, chị Hằng cho biết đã có kế hoạch ký kết các hợp đồng phân phối độc quyền với các nhà phân phối trong nước và các công ty xuất khẩu. Bên cạnh đó, sẽ tận dụng sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành trong việc tham gia các hội nghị xúc tiến thương mại, hội nghị kết nối cung - cầu...
Thực tế, từ hơn một năm nay, sản phẩm đã có mặt ở các hội chợ xúc tiến thương mại tại nhiều tỉnh thành như: Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh, Cần Thơ, Hà Nội... cũng như các phiên chợ xanh tử tế. Hiện công ty đã nhận được đơn đặt hàng từ nhiều đơn vị.
Chị Hằng cũng chia sẻ về dự định đa dạng hóa các sản phẩm khoai lang chế biến như bánh khoai lang, tinh bột, mì miến... nhằm đáp ứng các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Đông... Ngoài ra, sẽ mở thêm cửa hàng khởi nghiệp Mr Khoai, chuyên kinh doanh các loại nước uống và thức ăn nhanh từ khoai lang.
Theo Lê Thanh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.